04/04/2024 17:04 GMT+7

Ba cán bộ Bộ Công Thương bị bắt vụ Xuyên Việt Oil: Sóng ngầm cấp phép xăng dầu 1

Cả ba cán bộ lãnh đạo ở Bộ Công Thương bị khởi tố, bắt tạm giam với tội danh 'nhận hối lộ' trong đại án xăng dầu tại Công ty Xuyên Việt Oil.

Công ty Xuyên Việt Oil - Ảnh: Q.ĐỊNH

Công ty Xuyên Việt Oil - Ảnh: Q.ĐỊNH

Vụ án tại Công ty xăng dầu Xuyên Việt Oil tiếp tục được nối dài danh sách khi tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 3-4, Bộ Công an thông tin thêm về việc khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Duy Đông - phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - về hành vi nhận hối lộ liên quan đến vụ án tại Công ty Xuyên Việt Oil.

Trước đó, ông Đông có khoảng 5 năm làm quản lý tại Vụ Thị trường trong nước. Đây là cơ quan được phân công quản lý và điều hành mặt hàng xăng dầu.

Bùng nổ cấp phép

Ông Trần Duy Đông đảm nhiệm chức vụ trưởng vụ này từ tháng 8-2017 cho đến tháng 6-2023. 

Đây là thời kỳ thị trường xăng dầu có nhiều thay đổi lớn khi số lượng các thương nhân được cấp phép tăng mạnh, song vẫn để xảy ra tình trạng thiếu hụt xăng dầu đồng loạt diễn ra ở nhiều tỉnh thành.

Giai đoạn này cũng chứng kiến sự “bùng nổ” các thương nhân đầu mối xăng dầu. Nếu như năm 2015 có 19 đầu mối; năm 2017 là 29 đầu mối, năm 2019 tăng lên 32 đầu mối thì đã vượt lên con số hơn 40 đầu mối vào năm 2021.

Đến tháng 10-2022, số lượng thương nhân được cấp phép giảm xuống còn 38 đầu mối và hiện nay là 36 doanh nghiệp. Việc cấp phép hoạt động cho các thương nhân đầu mối, có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu do Bộ Công Thương thực hiện vì đây là ngành kinh doanh có điều kiện.

Công ty Xuyên Việt Oil được cấp phép lần đầu vào năm 2016, nhưng đến năm 2021 khi doanh nghiệp này được cấp phép lại, có những dấu hỏi về việc Xuyên Việt Oil có đáp ứng được các điều kiện kinh doanh xăng dầu để Bộ Công Thương cấp phép trở lại?

Theo tài liệu kết luận thanh tra được Thanh tra Bộ Công Thương thực hiện vào tháng 12-2021, qua rà soát các hồ sơ, đoàn thanh tra đã chỉ ra Xuyên Việt Oil có 57 đại lý bán lẻ xăng dầu, nhưng chỉ cung cấp hồ sơ của 20 đại lý ký kết hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu trực tiếp. Trong số này có 2/20 hợp đồng chưa hợp lệ do đã hết hạn.

Còn lại 37 đại lý bán lẻ thuộc Công ty cổ phần Đại Đồng Xuân được Công ty Xuyên Việt Oil kê khai thuộc hệ thống thông qua cơ chế mẹ - con khi góp vốn trên 50%. 

Tuy nhiên, qua xác minh thực tế cho thấy Công ty Đại Đồng Xuân khẳng định không có giao dịch mua bán xăng dầu với Xuyên Việt Oil và hai bên đã thống nhất hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vào ngày 19-11-2021.

Điều đáng chú ý là ngày hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng này lại đúng vào ngày công ty này được Bộ Công Thương cấp phép lại.

Theo kết luận của Thanh tra Bộ Công Thương, Công ty Xuyên Việt Oil chưa có tối thiểu 40 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu, đại lý nhượng quyền thuộc hệ thống phân phối, là chưa đáp ứng theo quy định tại khoản 5, điều 7 nghị định 83/2014.

Vì vậy, việc cấp phép đối với Xuyên Việt Oil tại thời điểm này đặt ra dấu hỏi: Bộ Công Thương đã thẩm định về năng lực đáp ứng điều kiện kinh doanh xăng dầu như thế nào mà vẫn cấp phép hoạt động cho doanh nghiệp này với thời hạn kéo dài 5 năm?

Quản lý xăng dầu, những cán bộ lao lý vì nhận hối lộ

Trả lời Tuổi Trẻ Online sau loạt bài “Sóng ngầm trên thị trường xăng dầu” khi đề cập đến việc Xuyên Việt Oil là một trong những doanh nghiệp được “loại” ra khỏi danh sách thanh tra vào năm 2021, Bộ Công Thương giải thích rằng do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nên Vụ Thị trường trong nước đã không thể tổ chức việc thanh tra này.

Trong thời điểm này, giấy phép của Công ty Xuyên Việt Oil thuộc trường hợp hết hạn (vào ngày 22-8-2021), nên công ty đã nộp hồ sơ đề nghị cấp lại vào tháng 6-2021 và được Bộ Công Thương cấp lại vào ngày 19-11-2021.

Điều này càng đặt ra nghi vấn: Tại sao một doanh nghiệp không thực hiện thanh kiểm tra, nhưng lại được cấp phép khi không đủ điều kiện hoạt động?

Đồng thời, Bộ Công Thương vẫn khẳng định tại thời điểm cấp lại giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil, công ty đáp ứng các điều kiện được cấp lại theo quy định. Tuy nhiên cũng với kết luận thanh tra, bộ cho hay đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền các hình thức xử lý.

Trong đại án ở Công ty Xuyên Việt Oil, đến nay đã có 11 bị can bị khởi tố, bắt tạm giam. Tuy nhiên có tới 3 trong số các bị can bị khởi tố, bắt tạm giam là cán bộ lãnh đạo ở Bộ Công Thương.

Bao gồm ông Đỗ Thắng Hải - thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Hoàng Anh Tuấn - phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước và mới đây là ông Trần Duy Đông - nguyên vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước. Điều đáng nói, cả ba bị can này đều bị bắt tạm giam về tội nhận hối lộ.

Việc có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường xăng dầu được kỳ vọng sẽ giúp cho thị trường lành mạnh hơn.

Tuy nhiên với số lượng doanh nghiệp được cấp phép nở rộ, thậm chí cả doanh nghiệp không đủ điều kiện, sẽ khiến cho thị trường thêm bất ổn và trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh năng lượng.

Tình trạng thiếu xăng dầu vừa qua được xem là bài học nhãn tiền, cũng như là lời cảnh báo trong quản lý đối với lĩnh vực này.

Bắt ông Trần Duy Đông, phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công ThươngBắt ông Trần Duy Đông, phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương

Ông Trần Duy Đông, phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (nguyên vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) thuộc Bộ Công Thương, bị cơ quan điều tra bắt tạm giam để làm rõ sai phạm liên quan vụ án Xuyên Việt Oil.

Bình luận (1)
thông tin tài khoản
😀😁😂🤣😃😄😅😆😉😊😋😎😍😘🥰😗😙😚🙂🤗🤩🤔🤨😐😑😶🙄😏😣😥😮🤐😯😪😫😴😌😛😜😝🤤😒😓😔😕🙃🤑😲☹️🙁😖😞😟😤😢😭😦😧😨😩🤯😬😰😱🥵🥶😳🤪😵😡😠🤬😷🤒🤕🤢🤮🤧😇🤠🤡🥳🥴🥺🤥🤫🤭🧐🤓😈👿👹👺💀👻👽🤖💩😺😸😹😻😼😽🙀😿😾
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
  • Hai Le
    Tạo ra rất nhiều rào cản, tưởng như rất khó nhưng lại rất dễ! Với cả tá giấy phép con như vậy đã tạo điều kiện cho cán bộ nhũng nhiễu.
    • Chia sẻ
      9 tháng trước
    • 5
      2
      1
      8
      5
      2
      1