Anh - Mỹ 1-1: Green "tặng quà" cho Mỹ
![]() |
Rooney đi bóng trước sự đeo bám của các hậu vệ Mỹ - Ảnh: Reuters |
Đội hình xuất phát của hai đội: Anh: 12-Robert Green, 3-Ashley Cole, 20-Ledley King, 6-John Terry, 2-Glen Johnson, 16-James Milner, 11-Joe Cole, 4-Steven Gerrard, 8-Frank Lampard, 7-Aaron Lennon, 21-Emile Heskey, 10-Wayne Rooney Mỹ: 1-Tim Howard, 3-Carlos Bocanegra, 6-Steve Cherundolo, 5-Oguchi Onyewu, 4-Michael Bradley, 15-Jay DeMerit, 8-Clint Dempsey, 10-Landon Donovan, 13-Ricardo Clark, 17-Jozy Altidore, 20-Robbie Findley |
Trận đấu đã bắt đầu. Đội tuyển Anh ra sân với trang phục toàn trắng, còn đội tuyển Mỹ ra sân với trang phục xanh đậm.
Phút 4, VAAAOOO...., tỷ số là 1-0 cho Anh với pha thoát xuống dứt điểm hiểm hóc của đội trưởng Steven Gerrard.
Đây là cơ hội đầu tiên đội tuyển Anh tạo được ở trận đấu này và ngay lập tức họ đã có được bàn thắng với pha thoát xuống dứt điểm rất nhanh của Gerrard sau đường tỉa bóng thông minh của Heskey. Một sự khởi đầu quá tuyệt vời cho Tam sư.
Steven Gerrard là cái tên quá quen thuộc với mọi người, thậm chí những người không mấy am hiểu bóng đá. Là linh hồn của Liverpool trong thập kỷ đầu thế kỷ 21, Gerrard đã cùng đội bóng này đạt được nhiều danh hiệu cao quý. Tuy nhiên cùng với tuyển Anh, thành tích của Gerrard là “trắng tay”. Tại World Cup 2006, Gerrard đã ghi hai bàn thắng vào lưới Trinidad&Tobago và Thụy Điển. Tuy nhiên ở vòng tứ kết, Gerrard là một trong ba cầu thủ Anh đã không thể thắng thủ môn Ricardo trong loạt sút luân lưu 11m với Bồ Đào Nha. |
Phút 9, những phút vừa qua Mỹ đã cố gắng đẩy cao đội hình nhưng họ vẫn chưa thành công. Trong khi đó, đội tuyển Anh càng thi đấu càng hưng phấn, đặc biệt là sau bàn mở tỷ số rất sớm của Gerrard.
![]() |
Pha tỉa bóng mở tỷ số cho đội tuyển Anh của Gerrard - Ảnh: Reuters |
Phút 12, đội tuyển Mỹ được hưởng quả phạt góc bên cánh phải nhưng đáng tiếc ở tình huống cuối cùng pha bật cao đánh đầu của trung vệ Onyewu sau quả treo bóng của Donovan lại đưa bóng đi vọt xà.
Sĩ Huyên bình luận:Bóng ma của trận thua đội Mỹ 0-1 ở World cup 50 năm trước, sớm được Gerrard cởi bỏ bằng cú vẫy má ngoài chân phải đẹp mắt khiến thủ môn Tim Howard phải cay đắng vào lưới nhặt bóng trở ra khi trận đấu vừa trôi qua được 4 phút! Đó là kết quả của một pha dàn xếp tấn công tập thể nhuần nhuyễn và nhanh...như điện. Từ cánh phải, Lampard tỉa bóng dài xuống trung lộ. Ngay lập tức Heskey bật bóng ra cánh phải cho Gerrard đi ngang vào giữa rồi vẫy cổ chân đua bóng vào góc xa trong nhoài người hết cở và bó tay của Howard.
Phút 20, đội tuyển Anh lại có cơ hội sau pha lên bóng bên cánh phải, nhưng đáng tiếc ở tình huống cuối cùng được căng ngang của Lennon đã không vượt qua được các hậu vệ Mỹ.
Ngay sau tình huống này, Rooney cũng đã có một pha dứt điểm từ xa rất căng. Nhưng lần này thủ môn Howard đã chơi xuất sắc với pha bay người tóm gọn.
Phút 25, những phút vừa qua đội tuyển Mỹ đã chủ động đẩy cao đội hình chơi tấn công ăn miếng trả miếng với Anh. Tuy nhiên, do không cầm được nhiều bóng và lại thiếu một thủ lĩnh phát động tấn công trước, nên những pha lên bóng của họ chưa gây được khó khăn cho hàng phòng ngự Anh.
Phút 26, chiếc thẻ vàng đầu tiên của trận đấu đã được tròng tài rút ra giành cho James Milner sau pha phạm lỗi nguy hiểm với Cherundolo.
![]() |
Thủ thành Howard dũng cảm lao ra phá bóng ngay trước mũi giành của Heskey - Ảnh: Reuters |
Phút 29, lại một cơ hội nguy hiểm nữa được tạo ra trước khung thành Mỹ sau pha lên bóng bên cánh phải. Nhưng một lẫn nữa thủ thành Howard đã chơi xuất sắc với pha lao ra cản phá rất dũng mãnh đường căng ngang của Lennon, khiến Heskey không thể thực hiện được pha dứt điểm.
Với tình huống cản phá dũng mãnh đó, thủ thành Howard đã bị đau, khiến trận đấu phải tạm người vài phút.
Phút 31, đội tuyển Anh có sự thay đổi người đầu tiên với Shaun Wright-Phillips (17) vào thay cho James Milner (16).
Phút 33, Jozy Altidore thực hiện pha dứt điểm từ xa, bóng đi hơi nhẹ nên không gây được khó khăn cho thủ thành Robert Green.
Sĩ Huyên bình luận:Dẫn điểm trước nhưng Anh vẫn tỏ ra thận trọng bằng cách lui về khá đông trên sân nhà- có lúc lên đến 8 cầu thủ- để ngăn chận các pha phản công của đội Mỹ. Bàn đạp xuất phát những tình huống tấn công của Anh thường được khởi xướng từ giữa sân, thông qua sự phối hợp nhịp nhàng giữa Gerrard - Lampard- Lennon với những cú bật tường ngắn bằng bóng sệt. Thể hình to cao của Mỹ giúp họ chơi không chiến rất tốt, do vậy Anh ít khi sử dụng những quả lật cánh quen thuộc từ hai biên vào trung lộ, thay vào đó là tận dụng tối đa sự khéo léo kỹ thuật cá nhân để bật tường nhóm cùng nhau.
Phút 38, Mỹ có pha lên bóng "nét" đầu tiên kể từ đầu trận, nhưng đáng tiếc ở tình huống cuối cùng pha đi bóng và dứt điểm của Donovan lại đưa bóng đi chệch cột dọc trong gang tấc.
Phút 40, VAAAAOOO...., tỷ số được quân bình 1-1 cho Mỹ sau pha "vồ ếch" của thủ thành Robert Green.
![]() |
Pha để bóng tuột tay ngớ ngẩn của thủ thành Green - Ảnh: Reuters |
Dẫn trước và chiếm ưu thế từ đầu trận, nhưng nỗ lực của các cầu thủ Anh đã sớm bị tiêu tan bởi pha "đá phản lưới" ngớ ngẩn nhà của thủ thành Robert Green. Ở tình huống này, dù pha dứt điểm của Dempsey không quá mạnh, cũng chẳng nguy hiểm, nhưng do quá chủ quan, Robert Green đã để bóng tuột tay chui vào lưới trong sự ngỡ ngàng của tất cả khán giả theo dõi trận đấu. Một bàn thua tệ hại, làm nhục ý chí chiến đấu của tất cả các đồng đội.
Robert Paul Green, thủ môn bắt chính trong trận Anh - Mỹ, là cầu thủ đầu tiên tại World Cup 2010 phản lưới nhà. Sinh ngày 18-1-1980, Green hiện là thủ môn của West Ham và là người trấn giữ khung thành chính thức của Anh tại World Cup 2010. Trong mùa bóng vừa qua, Green thi đấu đủ 38 trận cho West Ham tại Premier League và giữ sạch mành lưới trong tám trận. Năm 2004 khi đang khoác áo Norwich, Green lần đầu tiên được gọi vào tuyển Anh trong trận giao hữu gặp Thụy Điển và trong năm này anh cũng đã được bình chọn vào đội hình 11 cầu thủ tiêu biểu của giải ngoại hạng Anh. Năm 2006, Green đã được gọi vào tuyển Anh tham dự World Cup 2006. Tuy nhiên ngay trước khi giải diễn ra Green đã bị chấn thương nặng khiến anh bị loại khỏi đội hình. |
Sĩ Huyên bình luận:Ba cú đảo người thật dẻo của Dempsey khiến cho Lennon hoa mắt. Thoát ra khỏi cái bóng của Lennon, Dempsey bất ngờ tung ra cú sút từ khoảnhg cách gần 30m, lần này, đến lượt thủ môn Green "hoa mắt" khi lúng túng để bóng tuột qua tay chui luôn vào lưới, giúp Mỹ gỡ hòa 1-1. Trong thi đấu bóng đá, đôi khi người gác đền mắc phải những bàn thua ngớ ngẩn như vậy. Hơi khó hiểu là trong suốt 39 phút trước bàn thua trời ơi này, Mỹ chỉ tung ra đúng một cú sút và Green dễ dàng hóa giải. Vậy thì tại sao Green lại chơi bóng như mơ ngủ đến thế? Mất tập trung và quá tự tin vào cú ngã người đón cú sút của Dempsey, thủ môn Green phạm sai lầm nghiêm trọng.
Phút 45+1, trọng tài đã nổi còi cho hiệp 1 trận đấu kết thúc, 2 đội tạm ra sân nghỉ với tỷ số hòa 1-1.
Hiệp 2 của trận đấu đã được bắt đầu. Ở hiệp 2 này, đội tuyển Anh lại có thêm một sự thay đổi người với trung vệ Jamie Carragher (18) vào thay cho Ledley King (20).
Phút 48, lại một chiếc thẻ vàng nữa được rút ra giành cho các cầu thủ Mỹ, và lần này người phải nhận thẻ vàng DeMerit với pha dùng tay chơi bóng.
Phút 50, đội tuyển Anh lại có một pha dàn xếp tấn công khá đẹp bên cánh phải, nhưng một lần nữa không có tiền đạo nào đón được đường căng ngang của Lennon.
![]() |
Niềm vui của Dempsey sau khi ghi bàn gỡ hòa - Ảnh: Reuters |
Phút 52, VAAAAOOO... NHƯNG KHÔNG VAAAAOOOO...
Từ đường chọc khe của Lampard, Heskey đã có cơ hội thoát xuống đối mặt với thủ thành Howard. Nhưng đáng tiếc trong tư thế rất trống trải và ở một góc sút rất rộng, Heskey lại đứt điểm vào ngay vị trí thủ thành Howard, bỏ lỡ cơ hội nâng tỷ số cho đội tuyển Anh.
Phút 59, trong những phút vừa qua, thế trận diễn ra khá cân bằng. Đội tuyển Anh dù đã nổ lực đẩy cao đội hình để tìm thêm bàn thắng, nhưng trước một đội tuyển Mỹ đang hưng phấn, họ đã không có nhiều cơ hội tiếp cận khung thành thủ môn Howard.
Phút 60, chiếc thẻ vàng thứ tư của trận đấu được trọng tài rút ra giành cho trung vệ Jamie Carragher sau pha phạm lỗi với tiền đạo Robbie Findley.
Phút 62, đội tuyển Mỹ được hường quả đá phạt bên cánh trái. Donovan treo bóng, trung vệ Bocanegra đánh đầu chệch khung thành.
Phút 63, Lampard tung cú dứt điểm từ xa rất căng, nhưng một lần nữa thủ thành Howard đã chơi xuất sắc với pha bay người đấm bóng vọt xà.
Ở tình huống đá phạt góc sau đó, đến lượt Johnson có cơ hội nhưng pha dứt điểm từ góc hẹp của hậu vệ này đã đưa bóng đi không chính xác.
Phút 65, đội tuyển Mỹ có pha phản công rất nguy hiểm bên cánh trái. Lần này thủ thành Green đã phần chuộc lai sai lầm của mình bằng pha đỗ người cản phá xuất sắc cú dứt điểm của Jay Demerit, cứu cho đội tuyển Anh một bàn thua trông thấy.
Sĩ Huyên bình luận: Sau lúc nhận món quà bất ngờ từ thủ môn Green của đối phương, đội Mỹ chơi chặt chẻ hơn trong hiệp hai. Họ giữ được cự ly đội hình khá hợp lý, nhờ vậy kịp thời bọc lót cho nhau hiệu quả. Không chỉ phòng ngự chủ động kín kẻ, đội Mỹ còn biết cách tạo ra áp lực về phía khung thành Anh bằng những màn tấn công đa dạng. Mất trung vệ Ferdinand quả là một tổn thất rất lớn nơi hàng thủ Anh, không an tâm với sự lúng túng của King, ông Capello quyết định rút trung vệ này ra để thay bằng Carragher để hỗ trợ Terry trong việc đánh chận những tình huống treo bóng bổng của Mỹ.
![]() |
Hình ảnh trái ngược của HLV hai đội - Ảnh: Reuters |
Phút 72, những phút vừa qua bóng hậu như chi lăn bên cánh sân của Mỹ. Tuy nhiên,
Phút 74, lại một chiếc thẻ vàng nữa được rút ra và lần này người phải nhận thẻ vào là tiền đạo Robbie Findley sau pha phạm lỗi với Gerrard.
Phút 75, từ đường chuyền của Lampard, rooney xoay người dứt điểm rất nhanh, đưa bóng đi chệch khung thành trong gang tấc.
Ngay sau tình huống này đến lượt Wright-Phillips có cơ hội nhưng một lần nữa anh vẫn không thắng được thủ thành Howard.
Sĩ Huyên bình luận:Một chút bất ngờ sau 65 phút đầu tiên là việc Mỹ kiểm soát bóng đến 51 % thời gian so với 49% của Anh. Mỹ sút cầu môn 9 lần thì có đến 4 lần trúng mục tiêu. Anh cũng có số lần sút cầu môn tương tự, nhưng hiệu quả hơn với 6 lần trúng mục tiêu. Song tỉ số lại là 1-1, nhưng Anh đang dẫn trước Mỹ về...thẻ phạt khi nhận 3 thẻ vàng so với 2 của đối phương.
Phút 78, đội tuyển Mỹ có sự thay đổi người đầu tiên với Edson Buddle (14) vào thay cho Robbie Findley (20).
Phút 80, đội tuyển Anh có sự thay đổi người cuối cùng với Peter Crouch (9) vào thay cho Emile Heskey (21).
Phút 84, đội tuyển Anh lại có một pha dàn xếp tấn công rất đẹp mắt, nhưng cũng giống như những lần trước, ở thời điểm cần chứng tỏ bản lĩnh, các chân sút của họ lại không làm được, và đó chính là lý do họ không có bàn thắng thứ 2 dù cơ hội được tạo ra rất nhiều.
Phút 86, đội tuyển Mỹ có sự thay đổi người thứ 2 với Stuart Holden (11) vào thay cho Jozy Altidore (17).
Phút 89, Donovan tung cú dứt điểm từ xa đưa bóng bay vọt xà.
Phút 90+4, những nỗ lực tấn công không ngừng nghỉ của các cầu thủ Anh đã không đem lại kết quả. Tiếng còi kết thúc trận đấu đã vang lên, Anh bị Mỹ cầm chân 1-1 sau sai lầm chết người của thủ thành Green.
Anh - Mỹ 1-1: Green "tặng quà" cho Mỹ
![]() |
Rooney đi bóng trước sự đeo bám của các hậu vệ Mỹ - Ảnh: Reuters |
Đội hình xuất phát của hai đội: Anh: 12-Robert Green, 3-Ashley Cole, 20-Ledley King, 6-John Terry, 2-Glen Johnson, 16-James Milner, 11-Joe Cole, 4-Steven Gerrard, 8-Frank Lampard, 7-Aaron Lennon, 21-Emile Heskey, 10-Wayne Rooney Mỹ: 1-Tim Howard, 3-Carlos Bocanegra, 6-Steve Cherundolo, 5-Oguchi Onyewu, 4-Michael Bradley, 15-Jay DeMerit, 8-Clint Dempsey, 10-Landon Donovan, 13-Ricardo Clark, 17-Jozy Altidore, 20-Robbie Findley |
Trận đấu đã bắt đầu. Đội tuyển Anh ra sân với trang phục toàn trắng, còn đội tuyển Mỹ ra sân với trang phục xanh đậm.
Phút 4, VAAAOOO...., tỷ số là 1-0 cho Anh với pha thoát xuống dứt điểm hiểm hóc của đội trưởng Steven Gerrard.
Đây là cơ hội đầu tiên đội tuyển Anh tạo được ở trận đấu này và ngay lập tức họ đã có được bàn thắng với pha thoát xuống dứt điểm rất nhanh của Gerrard sau đường tỉa bóng thông minh của Heskey. Một sự khởi đầu quá tuyệt vời cho Tam sư.
Steven Gerrard là cái tên quá quen thuộc với mọi người, thậm chí những người không mấy am hiểu bóng đá. Là linh hồn của Liverpool trong thập kỷ đầu thế kỷ 21, Gerrard đã cùng đội bóng này đạt được nhiều danh hiệu cao quý. Tuy nhiên cùng với tuyển Anh, thành tích của Gerrard là “trắng tay”. Tại World Cup 2006, Gerrard đã ghi hai bàn thắng vào lưới Trinidad&Tobago và Thụy Điển. Tuy nhiên ở vòng tứ kết, Gerrard là một trong ba cầu thủ Anh đã không thể thắng thủ môn Ricardo trong loạt sút luân lưu 11m với Bồ Đào Nha. |
Phút 9, những phút vừa qua Mỹ đã cố gắng đẩy cao đội hình nhưng họ vẫn chưa thành công. Trong khi đó, đội tuyển Anh càng thi đấu càng hưng phấn, đặc biệt là sau bàn mở tỷ số rất sớm của Gerrard.
![]() |
Pha tỉa bóng mở tỷ số cho đội tuyển Anh của Gerrard - Ảnh: Reuters |
Phút 12, đội tuyển Mỹ được hưởng quả phạt góc bên cánh phải nhưng đáng tiếc ở tình huống cuối cùng pha bật cao đánh đầu của trung vệ Onyewu sau quả treo bóng của Donovan lại đưa bóng đi vọt xà.
Sĩ Huyên bình luận:Bóng ma của trận thua đội Mỹ 0-1 ở World cup 50 năm trước, sớm được Gerrard cởi bỏ bằng cú vẫy má ngoài chân phải đẹp mắt khiến thủ môn Tim Howard phải cay đắng vào lưới nhặt bóng trở ra khi trận đấu vừa trôi qua được 4 phút! Đó là kết quả của một pha dàn xếp tấn công tập thể nhuần nhuyễn và nhanh...như điện. Từ cánh phải, Lampard tỉa bóng dài xuống trung lộ. Ngay lập tức Heskey bật bóng ra cánh phải cho Gerrard đi ngang vào giữa rồi vẫy cổ chân đua bóng vào góc xa trong nhoài người hết cở và bó tay của Howard.
Phút 20, đội tuyển Anh lại có cơ hội sau pha lên bóng bên cánh phải, nhưng đáng tiếc ở tình huống cuối cùng được căng ngang của Lennon đã không vượt qua được các hậu vệ Mỹ.
Ngay sau tình huống này, Rooney cũng đã có một pha dứt điểm từ xa rất căng. Nhưng lần này thủ môn Howard đã chơi xuất sắc với pha bay người tóm gọn.
Phút 25, những phút vừa qua đội tuyển Mỹ đã chủ động đẩy cao đội hình chơi tấn công ăn miếng trả miếng với Anh. Tuy nhiên, do không cầm được nhiều bóng và lại thiếu một thủ lĩnh phát động tấn công trước, nên những pha lên bóng của họ chưa gây được khó khăn cho hàng phòng ngự Anh.
Phút 26, chiếc thẻ vàng đầu tiên của trận đấu đã được tròng tài rút ra giành cho James Milner sau pha phạm lỗi nguy hiểm với Cherundolo.
![]() |
Thủ thành Howard dũng cảm lao ra phá bóng ngay trước mũi giành của Heskey - Ảnh: Reuters |
Phút 29, lại một cơ hội nguy hiểm nữa được tạo ra trước khung thành Mỹ sau pha lên bóng bên cánh phải. Nhưng một lẫn nữa thủ thành Howard đã chơi xuất sắc với pha lao ra cản phá rất dũng mãnh đường căng ngang của Lennon, khiến Heskey không thể thực hiện được pha dứt điểm.
Với tình huống cản phá dũng mãnh đó, thủ thành Howard đã bị đau, khiến trận đấu phải tạm người vài phút.
Phút 31, đội tuyển Anh có sự thay đổi người đầu tiên với Shaun Wright-Phillips (17) vào thay cho James Milner (16).
Phút 33, Jozy Altidore thực hiện pha dứt điểm từ xa, bóng đi hơi nhẹ nên không gây được khó khăn cho thủ thành Robert Green.
Sĩ Huyên bình luận:Dẫn điểm trước nhưng Anh vẫn tỏ ra thận trọng bằng cách lui về khá đông trên sân nhà- có lúc lên đến 8 cầu thủ- để ngăn chận các pha phản công của đội Mỹ. Bàn đạp xuất phát những tình huống tấn công của Anh thường được khởi xướng từ giữa sân, thông qua sự phối hợp nhịp nhàng giữa Gerrard - Lampard- Lennon với những cú bật tường ngắn bằng bóng sệt. Thể hình to cao của Mỹ giúp họ chơi không chiến rất tốt, do vậy Anh ít khi sử dụng những quả lật cánh quen thuộc từ hai biên vào trung lộ, thay vào đó là tận dụng tối đa sự khéo léo kỹ thuật cá nhân để bật tường nhóm cùng nhau.
Phút 38, Mỹ có pha lên bóng "nét" đầu tiên kể từ đầu trận, nhưng đáng tiếc ở tình huống cuối cùng pha đi bóng và dứt điểm của Donovan lại đưa bóng đi chệch cột dọc trong gang tấc.
Phút 40, VAAAAOOO...., tỷ số được quân bình 1-1 cho Mỹ sau pha "vồ ếch" của thủ thành Robert Green.
![]() |
Pha để bóng tuột tay ngớ ngẩn của thủ thành Green - Ảnh: Reuters |
Dẫn trước và chiếm ưu thế từ đầu trận, nhưng nỗ lực của các cầu thủ Anh đã sớm bị tiêu tan bởi pha "đá phản lưới" ngớ ngẩn nhà của thủ thành Robert Green. Ở tình huống này, dù pha dứt điểm của Dempsey không quá mạnh, cũng chẳng nguy hiểm, nhưng do quá chủ quan, Robert Green đã để bóng tuột tay chui vào lưới trong sự ngỡ ngàng của tất cả khán giả theo dõi trận đấu. Một bàn thua tệ hại, làm nhục ý chí chiến đấu của tất cả các đồng đội.
Robert Paul Green, thủ môn bắt chính trong trận Anh - Mỹ, là cầu thủ đầu tiên tại World Cup 2010 phản lưới nhà. Sinh ngày 18-1-1980, Green hiện là thủ môn của West Ham và là người trấn giữ khung thành chính thức của Anh tại World Cup 2010. Trong mùa bóng vừa qua, Green thi đấu đủ 38 trận cho West Ham tại Premier League và giữ sạch mành lưới trong tám trận. Năm 2004 khi đang khoác áo Norwich, Green lần đầu tiên được gọi vào tuyển Anh trong trận giao hữu gặp Thụy Điển và trong năm này anh cũng đã được bình chọn vào đội hình 11 cầu thủ tiêu biểu của giải ngoại hạng Anh. Năm 2006, Green đã được gọi vào tuyển Anh tham dự World Cup 2006. Tuy nhiên ngay trước khi giải diễn ra Green đã bị chấn thương nặng khiến anh bị loại khỏi đội hình. |
Sĩ Huyên bình luận:Ba cú đảo người thật dẻo của Dempsey khiến cho Lennon hoa mắt. Thoát ra khỏi cái bóng của Lennon, Dempsey bất ngờ tung ra cú sút từ khoảnhg cách gần 30m, lần này, đến lượt thủ môn Green "hoa mắt" khi lúng túng để bóng tuột qua tay chui luôn vào lưới, giúp Mỹ gỡ hòa 1-1. Trong thi đấu bóng đá, đôi khi người gác đền mắc phải những bàn thua ngớ ngẩn như vậy. Hơi khó hiểu là trong suốt 39 phút trước bàn thua trời ơi này, Mỹ chỉ tung ra đúng một cú sút và Green dễ dàng hóa giải. Vậy thì tại sao Green lại chơi bóng như mơ ngủ đến thế? Mất tập trung và quá tự tin vào cú ngã người đón cú sút của Dempsey, thủ môn Green phạm sai lầm nghiêm trọng.
Phút 45+1, trọng tài đã nổi còi cho hiệp 1 trận đấu kết thúc, 2 đội tạm ra sân nghỉ với tỷ số hòa 1-1.
Hiệp 2 của trận đấu đã được bắt đầu. Ở hiệp 2 này, đội tuyển Anh lại có thêm một sự thay đổi người với trung vệ Jamie Carragher (18) vào thay cho Ledley King (20).
Phút 48, lại một chiếc thẻ vàng nữa được rút ra giành cho các cầu thủ Mỹ, và lần này người phải nhận thẻ vàng DeMerit với pha dùng tay chơi bóng.
Phút 50, đội tuyển Anh lại có một pha dàn xếp tấn công khá đẹp bên cánh phải, nhưng một lần nữa không có tiền đạo nào đón được đường căng ngang của Lennon.
![]() |
Niềm vui của Dempsey sau khi ghi bàn gỡ hòa - Ảnh: Reuters |
Phút 52, VAAAAOOO... NHƯNG KHÔNG VAAAAOOOO...
Từ đường chọc khe của Lampard, Heskey đã có cơ hội thoát xuống đối mặt với thủ thành Howard. Nhưng đáng tiếc trong tư thế rất trống trải và ở một góc sút rất rộng, Heskey lại đứt điểm vào ngay vị trí thủ thành Howard, bỏ lỡ cơ hội nâng tỷ số cho đội tuyển Anh.
Phút 59, trong những phút vừa qua, thế trận diễn ra khá cân bằng. Đội tuyển Anh dù đã nổ lực đẩy cao đội hình để tìm thêm bàn thắng, nhưng trước một đội tuyển Mỹ đang hưng phấn, họ đã không có nhiều cơ hội tiếp cận khung thành thủ môn Howard.
Phút 60, chiếc thẻ vàng thứ tư của trận đấu được trọng tài rút ra giành cho trung vệ Jamie Carragher sau pha phạm lỗi với tiền đạo Robbie Findley.
Phút 62, đội tuyển Mỹ được hường quả đá phạt bên cánh trái. Donovan treo bóng, trung vệ Bocanegra đánh đầu chệch khung thành.
Phút 63, Lampard tung cú dứt điểm từ xa rất căng, nhưng một lần nữa thủ thành Howard đã chơi xuất sắc với pha bay người đấm bóng vọt xà.
Ở tình huống đá phạt góc sau đó, đến lượt Johnson có cơ hội nhưng pha dứt điểm từ góc hẹp của hậu vệ này đã đưa bóng đi không chính xác.
Phút 65, đội tuyển Mỹ có pha phản công rất nguy hiểm bên cánh trái. Lần này thủ thành Green đã phần chuộc lai sai lầm của mình bằng pha đỗ người cản phá xuất sắc cú dứt điểm của Jay Demerit, cứu cho đội tuyển Anh một bàn thua trông thấy.
Sĩ Huyên bình luận: Sau lúc nhận món quà bất ngờ từ thủ môn Green của đối phương, đội Mỹ chơi chặt chẻ hơn trong hiệp hai. Họ giữ được cự ly đội hình khá hợp lý, nhờ vậy kịp thời bọc lót cho nhau hiệu quả. Không chỉ phòng ngự chủ động kín kẻ, đội Mỹ còn biết cách tạo ra áp lực về phía khung thành Anh bằng những màn tấn công đa dạng. Mất trung vệ Ferdinand quả là một tổn thất rất lớn nơi hàng thủ Anh, không an tâm với sự lúng túng của King, ông Capello quyết định rút trung vệ này ra để thay bằng Carragher để hỗ trợ Terry trong việc đánh chận những tình huống treo bóng bổng của Mỹ.
![]() |
Hình ảnh trái ngược của HLV hai đội - Ảnh: Reuters |
Phút 72, những phút vừa qua bóng hậu như chi lăn bên cánh sân của Mỹ. Tuy nhiên,
Phút 74, lại một chiếc thẻ vàng nữa được rút ra và lần này người phải nhận thẻ vào là tiền đạo Robbie Findley sau pha phạm lỗi với Gerrard.
Phút 75, từ đường chuyền của Lampard, rooney xoay người dứt điểm rất nhanh, đưa bóng đi chệch khung thành trong gang tấc.
Ngay sau tình huống này đến lượt Wright-Phillips có cơ hội nhưng một lần nữa anh vẫn không thắng được thủ thành Howard.
Sĩ Huyên bình luận:Một chút bất ngờ sau 65 phút đầu tiên là việc Mỹ kiểm soát bóng đến 51 % thời gian so với 49% của Anh. Mỹ sút cầu môn 9 lần thì có đến 4 lần trúng mục tiêu. Anh cũng có số lần sút cầu môn tương tự, nhưng hiệu quả hơn với 6 lần trúng mục tiêu. Song tỉ số lại là 1-1, nhưng Anh đang dẫn trước Mỹ về...thẻ phạt khi nhận 3 thẻ vàng so với 2 của đối phương.
Phút 78, đội tuyển Mỹ có sự thay đổi người đầu tiên với Edson Buddle (14) vào thay cho Robbie Findley (20).
Phút 80, đội tuyển Anh có sự thay đổi người cuối cùng với Peter Crouch (9) vào thay cho Emile Heskey (21).
Phút 84, đội tuyển Anh lại có một pha dàn xếp tấn công rất đẹp mắt, nhưng cũng giống như những lần trước, ở thời điểm cần chứng tỏ bản lĩnh, các chân sút của họ lại không làm được, và đó chính là lý do họ không có bàn thắng thứ 2 dù cơ hội được tạo ra rất nhiều.
Phút 86, đội tuyển Mỹ có sự thay đổi người thứ 2 với Stuart Holden (11) vào thay cho Jozy Altidore (17).
Phút 89, Donovan tung cú dứt điểm từ xa đưa bóng bay vọt xà.
Phút 90+4, những nỗ lực tấn công không ngừng nghỉ của các cầu thủ Anh đã không đem lại kết quả. Tiếng còi kết thúc trận đấu đã vang lên, Anh bị Mỹ cầm chân 1-1 sau sai lầm chết người của thủ thành Green.
Sĩ Huyên bình luận:Chỉ một thoáng sai lầm của người gác đền, Anh đã bị Mỹ cầm chân. Đó cũng là tỉ số đi ngược lại với mọi lời dự đoán. Nhiều người, nhất là giới cá cược không vui với kết quả này, nhưng khó có thể phủ nhận được những nỗ lực trên cả tuyệt vời của Mỹ trong việc thủ hòa đối thủ mạnh hơn họ rất nhiều. Bóng chưa ngừng lăn thì không thể lường được hết mọi tráo trở diễn ra trên sân cỏ. Đó chính là nét thú vị của môn thể thao Vua...
Chỉ với 5.000 đồng/tin nhắn, bạn có thể tham gia chương trình dự đoán kết quả cùng Tuổi Trẻ Mobile theo cú pháp sau: Soạn KQ <mã trận <kết quả trận đấu <số người cùng dự đoán gởi 6577 (trong đó: 1: đội 1 thắng, 2: đội 1 thua, 0: hai đội hòa). Ví dụ: Mã trận đấu giữa hai đội Hy Lạp - Hàn Quốc là 1. Để dự đoán đội Hy Lạp thua đội Hàn Quốc và có 2.900 người dự đoán giống bạn, soạn tin: KQ 1 2 2900 gửi 6577. Thời gian nhắn tin hợp lệ được tính cho đến trước khi hiệp hai của trận đấu bắt đầu. Chương trình này áp dụng cho 48 trận vòng loại. Ngoài ra bạn có thể theo dõi thông tin bình luận từng phút trên trang World Cup 2010 hoặc qua phiên bản mobile: m.tuoitre.vn do các chuyên gia trong nước và nhóm phóng viên báo Tuổi Trẻ thực hiện xuyên suốt các trận đấu.Cài đặt trên điện thoại di động bằng cách soạn tin nhắn TTM gởi 6377 (3.000 đồng/tin), sau đó bấm vào biểu tượng Tuổi trẻ Mobile xuất hiện trên điện thoại của bạn. |
Chỉ với 5.000 đồng/tin nhắn, bạn có thể tham gia chương trình dự đoán kết quả cùng Tuổi Trẻ Mobile theo cú pháp sau: Soạn KQ <mã trận <kết quả trận đấu <số người cùng dự đoán gởi 6577 (trong đó: 1: đội 1 thắng, 2: đội 1 thua, 0: hai đội hòa). Ví dụ: Mã trận đấu giữa hai đội Hy Lạp - Hàn Quốc là 1. Để dự đoán đội Hy Lạp thua đội Hàn Quốc và có 2.900 người dự đoán giống bạn, soạn tin: KQ 1 2 2900 gửi 6577. Thời gian nhắn tin hợp lệ được tính cho đến trước khi hiệp hai của trận đấu bắt đầu. Chương trình này áp dụng cho 48 trận vòng loại. Ngoài ra bạn có thể theo dõi thông tin bình luận từng phút trên trang World Cup 2010 hoặc qua phiên bản mobile: m.tuoitre.vn do các chuyên gia trong nước và nhóm phóng viên báo Tuổi Trẻ thực hiện xuyên suốt các trận đấu.Cài đặt trên điện thoại di động bằng cách soạn tin nhắn TTM gởi 6377 (3.000 đồng/tin), sau đó bấm vào biểu tượng Tuổi trẻ Mobile xuất hiện trên điện thoại của bạn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận