“Kỳ án Vườn Mít": mở lại phiên tòa sơ thẩm lần 3Kỳ án “vườn mít”: Lâu lâu lại được mời ra tòa "Vụ án vườn mít": xét xử lại từ đầu
Phóng to |
Bị cáo Lê Bá Mai tại phiên tòa sơ thẩm ngày 3-1-2013 - Ảnh: BÙI LIÊM |
Vụ án “vườn mít” là một trong những vụ án đèn cù như vậy, đến nay vẫn chưa có hồi kết dù đã bước sang năm thứ chín và Lê Bá Mai - bị cáo duy nhất của vụ án - đã hơn bảy năm chôn chặt trong trại tạm giam. Vì sao vụ án kéo dài đến như vậy và phải còn bị tạm giam bao lâu nữa nghi can này mới được quyền biết số phận của mình được định đoạt ra sao?
Câu hỏi nhức nhối trên đặt ra không chỉ trong vụ án “vườn mít” mà còn đối với nhiều vụ án khác. Tại hội nghị về công tác phòng chống tham nhũng của Quốc hội tổ chức ngày 23-1, bà Lê Thị Nga - phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - cũng lên tiếng than phiền về tình trạng án quá hạn. Bà dẫn ra hai ví dụ: vụ Phạm Đình Tiến - nguyên thiếu tá Công an Hà Nội - đã bị tạm giam đến năm thứ bảy mà không được tuyên là có tội hay không có tội và vụ Trần Minh Anh ở Ngọc Hà, Hà Nội bị tạm giam từ năm 2009 đến nay chưa được mở phiên tòa xét xử (Tuổi Trẻ 24-1-2013). Trong quá khứ, có những trường hợp oan sai kéo dài như vụ anh Nguyễn Minh Hùng ở Tây Ninh, bị bắt khi vợ còn mang thai và chỉ nhìn thấy mặt con khi được trả tự do sau hơn năm năm bị tạm giam. Trong “vụ án vườn điều” nổi tiếng, bà Nguyễn Thị Lâm bị giam oan bảy năm trời; chị Nguyễn Thị Tiến, con ruột bà Lâm, bị giam năm năm...
Đã kéo dài lại còn chậm chạp...
Để chờ hoàn tất một quá trình tố tụng từ điều tra, truy tố đến xét xử trong giai đoạn sơ thẩm không thôi, theo tạm tính dựa trên Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) của chúng tôi, nghi phạm phải chịu một thời hạn tạm giam từ 415-940 ngày. Nếu án sơ thẩm và phúc thẩm bị hủy để điều tra, xét xử lại thì vụ án tiếp tục quay trở lại điểm xuất phát của giai đoạn sơ thẩm (xem bảng 1).
Nhìn vào bảng 1, ta có thể nhận ra ngay một số bất cập liên quan đến Bộ luật TTHS. Ví dụ, khi án bị hủy để điều tra, xét xử lại thì thời hạn điều tra, xét xử lại vẫn được giữ y nguyên như lúc đầu, dù vụ án từng được điều tra, từng được xét xử? Quay trở lại vụ án “vườn mít”, thời gian điều tra, xét xử sơ thẩm lại sau khi giám đốc thẩm mất đến hơn 4 năm 3 tháng (xem bảng 2), rõ ràng là quá dài. Mặt khác, một số quy định của Bộ luật TTHS chưa phải là chặt chẽ. Chẳng hạn, quy định về thời hạn điều tra là hai tháng, ba tháng, bốn tháng nhưng không rõ kể từ lúc nào. Hoặc quy định về trường hợp án tử hình: sau khi bản án có hiệu lực phải gửi hồ sơ, bản án ngay lên cho chánh án TAND tối cao và viện trưởng Viện KSND tối cao để xem xét kháng nghị trong vòng hai tháng kể từ ngày nhận được bản án. Vậy “gửi ngay” là lúc nào, rất khó định lượng.
Và... vi phạm!
Thời hạn tố tụng đã lâu, lại còn bị vi phạm nên càng kéo dài. Ví dụ, ở vụ “vườn mít” thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm sau khi án sơ thẩm tuyên bị cáo Mai không phạm tội kéo dài đến 13 tháng trời trong khi quy định chỉ có ba tháng. Rõ ràng việc kéo dài như trên đã vi phạm Bộ luật TTHS và nhìn rộng ra là vi phạm vào quyền được xét xử không bị chậm trễ quá mức của người bị buộc tội. Quyền này đã được ghi nhận tại Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1996 (ICCPR) của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc mà VN đã tham gia, rằng “bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự thì phải được sớm đưa ra tòa án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do...” (khoản 3 điều 9), “trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người đều có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu sau đây:... được xét xử mà không bị trì hoãn một cách vô lý” (điểm C khoản 3 điều 14).
Theo TS Nguyễn Duy Hưng - trưởng khoa luật Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương), góp phần đáng kể làm các vụ án phức tạp “xoay vòng vòng” còn do quan điểm của các cơ quan tố tụng. Ví dụ như trong vụ “vườn mít”, rõ ràng chứng cứ buộc tội yếu và thiếu thuyết phục, mà như vậy thì theo quy định phải tuyên bị cáo không phạm tội. Thế nhưng, ngoại trừ một bản án tuyên bố không phạm tội, còn lại đều không thừa nhận và vì thế án cứ kéo dài mãi.
TS Hưng cho rằng việc buộc tội ở đây đã vi phạm nguyên tắc cơ bản là chỉ được phép buộc tội dựa trên chứng cứ. Ông nói: “Cơ quan tố tụng có quyền lập luận để định hướng tìm chứng cứ, chứ không bao giờ được phép suy diễn hay dùng lập luận để buộc tội. Tôi theo dõi rất kỹ vụ án này thì thấy rằng việc buộc tội hầu như không dựa vào chứng cứ mà chủ yếu chỉ dựa vào lập luận”.
Mấu chốt của tình trạng án “không có điểm dừng”, do vậy, có lẽ trên hết nằm ở trách nhiệm của người cầm cân nảy mực. “Phải đừng sợ trách nhiệm, đừng cố đấm ăn xôi và thật sự coi trọng quyền con người thì mới khắc phục được tình trạng này” - TS Hưng phát biểu.
_________________________________
Thời hạn tạm giam (bảng 1)
Các giai đoạn tố tụng<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> |
Trình tự chi tiết |
Thời hạn tạm giam tối đa (ngày) | |||
Tội ít nghiêm trọng (có khung hình phạt từ 3 năm tù trở xuống) |
Tội nghiêm trọng (có khung hình phạt mức cao nhất đến 7 năm tù) |
Tội rất nghiêm trọng (có khung hình phạt mức cao nhất đến 15 năm tù) |
Tội đặc biệt nghiêm trọng(có khung hình phạt cao nhất là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình) | ||
Sơ thẩm |
Tạm giam để điều tra |
60 |
90 |
120 |
120 |
Gia hạn tạm giam để điều tra |
30 |
90 |
150 |
360 | |
Thời hạn truy tố |
20 |
20 |
30 |
30 | |
Gia hạn truy tố |
10 |
15 |
30 |
30 | |
Trả hồ sơ điều tra bổ sung |
120 |
120 |
120 |
120 | |
Gửi hồ sơ cho tòa án |
3 |
3 |
3 |
3 | |
Chuẩn bị và ra quyết định xét xử |
30 |
45 |
60 |
120 | |
Gia hạn chuẩn bị xét xử |
15 |
15 |
30 |
30 | |
Trả hồ sơ điều tra bổ sung |
60 |
60 |
60 |
60 | |
Mở phiên tòa |
15 |
15 |
15 |
15 | |
Hoãn phiên tòa |
30 |
30 |
30 |
30 | |
Kháng cáo, kháng nghị |
15 |
15 |
15 |
15 | |
Gửi bản án cho tòa phúc thẩm |
7 |
7 |
7 |
7 | |
Tổng cộng |
415 |
525 |
670 |
940 | |
Phúc thẩm |
Xét xử |
60 |
60 |
60 |
90 |
Hủy án, điều tra, xét xử lại (nếu có) |
15 |
15 |
15 |
15 | |
TIếp tục quay lại từ đầu | |||||
Thi hành án |
Chờ kháng nghị (nếu án tử hình) |
60 (kể từ ngàynhận đượchồ sơ) | |||
Giám đốc thẩm |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận