13/04/2011 15:50 GMT+7

Ấn Độ mất cân bằng giới tính nhất 50 năm

CẢNH TOÀN
CẢNH TOÀN

TTO - Kết quả từ cuộc điều tra dân số mới của Ấn Độ cho thấy tỉ lệ trẻ em nữ so với trẻ em nam đã xuống thấp kỉ lục kể từ khi nước này độc lập vào năm 1947.

Hiện toàn Ấn Độ chỉ có 914 trẻ em nữ so với 1.000 trẻ em nam ở độ tuổi 0-6 tuổi, giảm so với thập kỉ trước đó là 927/1000. Tổng số dân hiện nay của nước này là hơn 1,2 tỉ người.

ZkVCH3VY.jpgPhóng to
Những trẻ em gái tại Ấn Độ thường được xem là gánh nặng của gia đình do khoản tiền hồi môn đắt đỏ nếu muốn cưới chồng - Ảnh: AFP

"Những số liệu này khiến chúng ta phải băn khoăn suy nghĩ hàng trăm lần trước khi chúng ta tự gọi mình là công dân của một quốc gia tiến bộ", giáo sư khoa học xã hội Gitika Vasudev của ĐH Delhi nói với AFP.

Ông Vasudev gọi đây là "thất bại chung của cả Ấn Độ" trong việc bảo vệ các bé gái. Tỉ lệ mất cân bằng giới tính của Ấn Độ luôn giảm dần kể từ năm 1961, khi còn là 976 trẻ em nữ trên 1000 trẻ em nam. Tỉ lệ trung bình của thế giới hiện nay là 1.050 nữ/1.000 nam.

3OjQjc0P.jpgPhóng to
Tỉ lệ cân bằng giới tính của Ấn Độ liên tục giảm kể từ năm 1961 - Ảnh: AFP

Theo Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Ấn Độ có trụ sở tại New Delhi, các nguyên nhân dẫn đến việc từ bỏ bào thai nữ rất phức tạp.

Tạp chí y tế Lancet của Anh thực hiện một cuộc nghiên cứu rằng trong năm 2006, Ấn Độ đã có nửa triệu bao thai được xác định là nữ đã bị bỏ. Trung tâm này chỉ ra rằng vấn nạn trên xảy ra tại một trong những bang thịnh vượng nhất ở Ấn Độ như Punjab, Haryana, Delhi và Uttar Pradesh. Điều đó có nghĩa là kinh tế tăng trưởng không phải là điều bảo đảm cho sự thay đổi nhận thức xã hội.

Phổ biến hơn trong xã hội ngày nay, nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ, là công việc siêu âm để xác định giới tính thai nhi chỉ tốn có 10 USD. Mặc dù tại các phòng khám đều có bảng "Không kiểm tra giới tính thai nhi", nhưng việc thực hiện rất lỏng lẻo. AFP cho biết thậm chí người ta còn xách cả những chiếc máy siêu âm di động đến những khu làng hẻo lánh để thực hiện công việc đó.

Các nhà hoạt động xã hội nói chính phủ đã không thực hiện tròn trách nhiệm trong việc ngăn chặn công nghệ này. "Việc phát hiện ra các bác sĩ liên quan không khó, nhưng chính quyền đã chẳng nhận thấy việc quan trọng phải bắt giữ họ", nữ bác sĩ phụ khoa D.P.Roy và là giám đốc một tổ chức tình nguyện "Con gái là bạn đồng hành" tại bang Haryana ở miền bắc nói với AFP.

"Thay vì tiêu tốn tiền vào các buổi hội thảo hay hội họp, chính phủ nên treo thưởng cho những ai bắt được các trường hợp này", nữ bác sĩ này nói.

CẢNH TOÀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên