Nghiên cứu do Hiệp hội Các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ phối hợp với cKinetics tiến hành kể trên cho biết số lượng rác thải điện tử của Ấn Độ có tốc độ tăng là 30% hàng năm.
Theo nghiên cứu trên, tổng lượng rác thải điện tử trên toàn cầu dự kiến ở mức 130 triệu tấn trong năm 2018, so với mức 93,5 triệu tấn trong năm 2016, với mức ước tăng hàng năm là 17,6% trong giai đoạn từ năm 2016-2018.
Theo nghiên cứu, khi cuộc sống khá giả hơn, người dân Ấn Độ sẽ chi tiêu nhiều hơn cho hàng điện tử và các ứng dụng, trong đó thiết bị máy vi tính chiếm gần 70% lượng rác thải điện tử, sau đó là thiết bị viễn thông (12%), điện (8%) và y tế (7%). Nguồn rác thải điện tử chính ở Ấn Độ là từ khu vực cơ quan nhà nước, khu vực công nghiệp công và tư, chiếm tới gần 75%. Trong khi đó, lượng rác thải điện tử từ các hộ gia đình lại tương đối nhỏ, chỉ khoảng 16%, phần còn lại là từ các nhà sản xuất.
Nghiên cứu lưu ý chỉ có 1,5% tổng số rác thải điện tử của Ấn Độ có thể tái chế do cơ sở hạ tầng, hành lang và khuôn khổ pháp lý của nước này còn yếu kém, trong khi hơn 95% rác thải điện tử do các tổ chức và các đại lý nhỏ lẻ quản lý. Máy tính, tivi và điện thoại di động là những rác thải nguy hiểm nhất vì chúng có hàm lượng chì, thủy ngân... cao, trong khi vòng đời sử dụng lại ngắn.
Khoảng 40% hàm lượng chì và 70% hàm lượng kim loại nặng được chôn dưới đất là từ rác thải điện tử. Những chất gây ô nhiễm này dẫn tới nguồn nước và không khí bị ô nhiễm, đất bị axít hóa. Việc phơi nhiễm kéo dài với những hóa chất hoặc chất gây ô nhiễm thải ra từ quá trình tái chế rác thải điện tử không an toàn sẽ hủy hoại hệ thống thần kinh, hệ thống máu, thận và phát triển trí não, gây rối loạn hô hấp, gây ra các bệnh về da, ung thư phổi, viêm phế quản, bệnh tim mạch, gan...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận