10/08/2004 15:53 GMT+7

Âm nhạc truyền thống: Phải sống chung với "toàn cầu hoá"

Theo LĐ 
Theo LĐ 

Một Châu Á thâm trầm với nền âm nhạc cổ truyền phong phú, nhưng đang dần tự đánh mất niềm tự hào đó trong sự tiếp nhận thái quá nền âm nhạc phương Tây - lời báo động đó của gần 30 nhà nghiên cứu đến từ 9 nước ASEAN và 3 nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc tại Hội thảo quốc tế "Âm nhạc cổ truyền dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá" (Hà Nội, 8 - 9-8) lại một lần nữa đưa tới VN một lời chia sẻ lớn.

1O4cuBXL.jpgPhóng to
Một nét sinh hoạt âm nhạc cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu số VN (tranh sơn dầu của hoạ sĩ Phạm Viết Song)
Một Châu Á thâm trầm với nền âm nhạc cổ truyền phong phú, nhưng đang dần tự đánh mất niềm tự hào đó trong sự tiếp nhận thái quá nền âm nhạc phương Tây - lời báo động đó của gần 30 nhà nghiên cứu đến từ 9 nước ASEAN và 3 nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc tại Hội thảo quốc tế "Âm nhạc cổ truyền dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá" (Hà Nội, 8 - 9-8) lại một lần nữa đưa tới VN một lời chia sẻ lớn.

Mất dần truyền thống

Campuchia dường như là mảnh đất chứa đựng nhiều nhất câu chuyện buồn này. Ngoài nguyên nhân khách quan là quá trình toàn cầu hoá thì theo TS Hang Rithyravuth, còn có nhiều nguyên nhân nội tại: "Sau nhiều thập kỷ nội chiến, phần lớn cơ sở hạ tầng đã bị phá huỷ, bao gồm cả đời sống tinh thần chung của Campuchia. Âm nhạc dân gian Khmer có khoảng 27 hình thức hoà tấu, nhưng trong số đó, một số hình thức đã bị mất đi, thậm chí chỉ còn lại tên gọi".

Câu chuyện cũng không hẳn vui hơn ngay chính tại đất nước đang được đánh giá có nền kinh tế phát triển nhanh như Trung Quốc. Đến từ Nhật Bản nhưng lại đưa ra một khảo sát tại một làng nhỏ Trung Quốc, PGS.TS Iguchi Junko cho hay: "Thay vì những tập tục truyền thống và âm nhạc cổ truyền vốn rất độc đáo tại đây, người dân bản địa đã rước dâu bằng xe hơi và thuê một dàn kèn đồng phương Tây để chơi nhạc pop trong đám cưới và dùng đĩa CD cổ điển phương Tây với "Requiem" của Mozart... trong đám tang".

Một nghịch lý khác tại Nhật Bản - "cường quốc hàng đầu về sản xuất nhạc cụ piano và đàn điện tử", theo quan sát của GS Tanaka Kenji: "Nhật Bản chỉ mới tiếp nhận nền âm nhạc phương Tây từ khoảng 140 năm trở lại đây và có dân số bằng một nửa nước Mỹ, nhưng giờ đây đang sử dụng hai loại nhạc cụ kia nhiều gấp hai lần nước Mỹ". Ông cho rằng: "từ khoá" chính để hiểu toàn cầu hoá âm nhạc phương Tây tại đất nước này chính là sự "giáo dục âm nhạc với sự hỗ trợ của nền công nghiệp âm nhạc" hay nói trắng ra là sự "thương mại hoá âm nhạc" (nhằm tăng số lượng bán nhạc cụ)...

Phải sống chung với "toàn cầu hoá"

Giữ gìn âm nhạc truyền thống (ÂNTT), nếu như chỉ dưới dạng bảo tồn (ghi âm, ký âm...) thì bấy nhiêu, mới chỉ là một giải pháp ở dạng "tĩnh" và điều khó khăn hơn, thiết thực hơn chính là phải đưa ÂNTT vào được dòng chảy của đời sống đương đại.

Đưa ÂNTT vào nhà trường - đó hầu như là sáng kiến đã được xem là lựa chọn hợp lý nhất. Tại Hàn Quốc, có thể thấy rõ là sự gia tăng nội dung về ÂNTT Hàn Quốc trong các sách giáo khoa phổ thông - TS So Inhwa cho biết - Tuy nhiên, vẫn có nhiều người dân Hàn Quốc và người nước ngoài cảm thấy xa lạ với ÂNTT. Trước hiện tượng đó, giải pháp trung hoà là: Vừa phải cố gắng giới thiệu âm nhạc của các nước khác trên thế giới vào Hàn Quốc vừa phải giới thiệu ÂNTT Hàn Quốc ra nước ngoài.

Tận dụng tính ưu việt của các phương tiện truyền thống để đưa các giá trị ÂNTT vượt ra khỏi biên giới địa phương rồi để những giá trị đó dội ngược lại về nơi chúng đã được sinh ra - đó là điều kỳ diệu mà nhóm song tấu RU (gồm 1 người Mỹ, 1 người Anh gặp nhau tại quần đảo Ryukyu của Nhật Bản) đã làm được bằng cách remix ÂNTT địa phương rồi phát tán cho những người quen tại các nước khác thông qua các file MP3.

Kể về trường hợp mới xuất hiện tại Nhật Bản này, PGS TS Simeda Takasi cho rằng câu chuyện không những đã gây xúc động sâu sắc cho các nhạc sĩ lớn tuổi vốn gắn bó sâu nặng với ÂNTT mà còn tác động tới nhận thức của giới trẻ địa phương.

Một kinh nghiệm từ Trung Quốc, theo GS Zhang Boyu là phải dạy cơ sở lý thuyết cho sáng tác âm nhạc dân tộc nhằm tạo ra một đội ngũ sáng tác âm nhạc dân tộc chuyên nghiệp (điều vốn chưa từng có trước đây) để từ đó, tạo đất sống lâu dài và vững bền cho ÂNTT.

Theo LĐ 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên