Phóng to |
Báo cáo Tổng kết Nha học đường năm 2005 vừa qua tại Hà Nội cho thấy tỉ lệ sâu răng sữa ở trẻ em đang ở tuổi đến trường (từ 6-8 tuổi) là 85% và đối với răng vĩnh viễn thì mức độ gia tăng theo tuổi ở mức cao, đến tuổi trưởng thành có trên 75% số người bị sâu răng!
Các bệnh răng miệng phổ biến nhất là sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng và răng mọc lệch. Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc (được thực hiện năm 1999-2001) thì tỉ lệ sâu răng sữa ở trẻ em đang ở tuổi đến trường (từ 6-8 tuổi) là 85%, ở độ tuổi lớn hơn (9-11 tuổi), tỉ lệ này là 56,3%. Nghĩa là với răng sữa, các em ở độ tuổi vào lớp 1, trong 10 em thì chỉ giỏi lắm là được 2 em không bị sâu răng!
|
Bên cạnh đó, tình hình các loại bệnh quanh răng cũng không sáng sủa gì hơn, trẻ em từ 6-8 tuổi có đến 42,7% em mắc bệnh và khi đến 15-17 tuổi thì tỉ lệ này tăng lên 67%. Với người trên 45 tuổi, tỉ lệ viêm lợi và viêm quanh răng lên đến trên 93% - một tỉ lệ cao vào bậc nhất trên thế giới.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ sâu răng ở Việt Nam cao. Cụ thể, nồng độ fluor trong nước ăn hầu hết chỉ ở mức 0,4 ppm (chưa bằng ½ chuẩn quốc tế) tuy nhiên một vấn đề chính yếu là công tác chăm sóc răng miệng của người dân ta còn quá thấp. Trên 60% trẻ em không bao giờ được đi khám răng miệng (bao gồm cả học sinh tiểu học và trung học), trên 50% người lớn không bao giờ đi khám răng miệng.
Một nguyên nhân nữa là do người dân thiếu hiểu biết về phòng bệnh răng miệng, thiếu bác sĩ răng hàm mặt, nhiều tuyến huyện-xã còn “trắng” về bác sĩ răng hàm mặt bên cạnh một thực trạng là nhận thức của mọi người về vấn đề này còn quá đơn giản.
Để sức khoẻ răng miệng của người dân tốt hơn, cần thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng, giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ từ lúc mới sinh, khám định kỳ 6 tháng một lần hoặc ít nhất 1 năm một lần, bỏ những thói quen gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng khác như trẻ em mút ngón tay, cắn móng tay, chống cằm, ăn quà vặt thường xuyên, người lớn không đi khám răng định kỳ (chỉ khi phát hiện sâu răng hoặc bệnh trở nên nghiêm trọng mới tìm đến nha sĩ), hút thuốc lá, ăn uống thức ăn chứa nhiều chất ngọt, đánh răng không đúng cách... Ngoài ra, có thể áp dụng những cách vệ sinh răng miệng như lau sạch răng, dùng bàn chải, chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận