11/05/2011 10:26 GMT+7

5 bước giải quyết mâu thuẫn công sở

VŨ HUYỀN (Theo Ezinearticles)
VŨ HUYỀN (Theo Ezinearticles)

TTO - Khi hai hay nhiều người với tính tình, phong cách giao tiếp và quan điểm khác nhau cùng làm việc trong một môi trường, mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng là mọi người phải biết vượt qua sự khác biệt để làm việc hiệu quả và cống hiến cho công ty.

m1wCbjZz.jpgPhóng to
Ảnh: wordpress.com
TTO - Khi hai hay nhiều người với tính tình, phong cách giao tiếp và quan điểm khác nhau cùng làm việc trong một môi trường, mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng là mọi người phải biết vượt qua sự khác biệt để làm việc hiệu quả và cống hiến cho công ty.

Để những mâu thuẫn cá nhân không ảnh hưởng tới công việc hằng ngày và khiến bạn phải đau đầu, hãy ghi nhớ năm bước giải quyết xích mích sau:

Làm rõ tình huống

Nghe có vẻ đơn giản nhưng bạn phải xác định tình huống một cách cụ thể. Chỉ nói “nhân viên phòng marketing khiến tôi bực mình” sẽ không giúp bạn giải quyết vấn đề. Bạn cần chỉ ra chính xác ai là người gây ra mâu thuẫn cũng như anh/ cô ấy đã làm gì khiến bạn không hài lòng.

Hẹn gặp người có mâu thuẫn

Sau khi đã xác định chi tiết vấn đề, bạn cần gặp trực tiếp người có mâu thuẫn với mình. Hãy hẹn gặp ở một nơi riêng tư vào thời điểm thích hợp cho cả hai. Nếu bạn xông thẳng tới bàn làm việc của người kia và tố cáo anh/ cô ấy, đó sẽ là sai lầm lớn nhất của bạn. Từ một việc đơn giản, bạn đã biến nó thành chuyện lớn và mâu thuẫn có thể ngày càng gay gắt hơn.

Thiết lập mục tiêu

Hãy dự đoán xem trong buổi gặp mặt người kia sẽ nói gì và bạn nên đáp lại ra sao. Ngoài ra, cân nhắc cả những thay đổi bạn muốn thấy người đó cam kết thực hiện. Tuy nhiên, đừng quên rằng không có mâu thuẫn nào là một phía cả. Bạn cần xem xét mọi việc từ cả quan điểm của người kia để xác định liệu chính mình có gây ra điều gì tạo nên xích mích hay không.

Hướng tới hành động

Hãy bình tĩnh và khéo léo khi nói chuyện với đối phương. Bạn không nên cố gắng buộc tội hay đặt anh/ chị ấy vào thế đối kháng với mình. Thay vì nói người kia đã làm gì, bạn nên hướng tới cảm giác của mình ra sao khi hành động của anh/ cô ấy ảnh hưởng tới bạn.

Ví dụ, bạn có thể nói: “Tôi cảm thấy nản khi phải tổ chức cuộc họp mỗi sáng mà mọi người lại không có mặt đúng giờ”. Cách tiếp cận như vậy giúp người kia nhận thức được hành động của mình, từ đó có cách điều chỉnh phù hợp.

Kết thúc

Trước khi kết thúc cuộc gặp mặt, hãy nhắc lại chi tiết những gì hai bên đã thống nhất. Hãy hòa giải với nhau bằng nụ cười và một cái bắt tay.

Mâu thuẫn cá nhân trong công sở không hẳn là tình huống khó chịu, gây tức giận và bực bội. Nếu vượt qua những trở ngại này, mọi người trong văn phòng có thể hiểu nhau và làm việc ăn ý hơn.

VŨ HUYỀN (Theo Ezinearticles)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên