08/10/2019 18:00 GMT+7

3 kỹ năng cần thiết cho sinh viên chuẩn bị ra trường

T.D.V
T.D.V

Bà Trần Thị Khanh – Huấn luyện viên của DynaGen Initiative nhận định: 'Sinh viên được học rất nhiều điều hay nhưng cần hành động, thực hành nhiều hơn nữa'

3 kỹ năng cần thiết cho sinh viên chuẩn bị ra trường - Ảnh 1.

Sinh viên Sáng kiến hỗ trợ sinh viên (Dynagen Initiative) được tham gia các khóa tập huấn nâng cao kỹ năng để phát triển bản thân trong suốt năm học 2019-2020

Theo bà, để đón đầu với những cơ hội thăng tiến trong công việc, sinh viên cần "nằm lòng" 3 kỹ năng sau đây: Tư duy thành công, kỹ năng lãnh đạo và thiết lập mục tiêu.

Tư duy của người đứng đầu: tư duy thành công và kỹ năng lãnh đạo

Đứng trước nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống, việc đầu tiên sinh viên cần làm là xây dựng tâm thế của người thành công. 

Hãy thấu hiểu bản thân để biết nhu cầu và hướng đi của mình và chịu trách nhiệm 100% với việc mình thực hiện. Nếu có thất bại, tuyệt đối không đổ lỗi mà hãy rút ra kinh nghiệm cho bản thân để thay đổi và phát triển tốt hơn.

Khiêm nhường và ham học hỏi là những nhân tố tiếp theo sinh viên cần trau dồi nếu muốn chạm đỉnh vinh quang. 

Lối tư duy gò bó, theo thiên hướng bỏ qua những điều đã biết (trong giới hạn) cần được hạn chế để não bộ có thể tiếp thu được những kiến thức mới hơn. 

Hãy học cách lắng nghe và cầu thị khi được trình bày những vấn đề đó nhưng theo phương pháp mới hoặc từ những người mới. Đây là cách tiếp nhận kho kiến thức đa dạng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.

3 kỹ năng cần thiết cho sinh viên chuẩn bị ra trường - Ảnh 2.

Bà Trần Thị Khanh – Huấn luyện viên của DynaGen Initiative nhận định: "Sinh viên được học rất nhiều điều hay nhưng cần hành động, thực hành nhiều hơn nữa để thành công trong lĩnh vực mong muốn"

Quan trọng hơn nữa là luôn luôn mang tư duy tích cực, hành động tích cực để có được thành quả. Thành công không thể tự đến nếu không có sự nỗ lực của bản thân. 

Cần nhớ rằng có 2 kết quả khi bạn thực hiện một việc xảy đến. Nếu bạn giải quyết thành công, nghĩa là bạn đã giành được một chiến lợi phẩm, một chiến thắng dành riêng cho bạn. 

Còn nếu bạn thất bại, đừng dằn vặt hay chìm sâu vào nó, hãy rút ra bài học để lấy kinh nghiệm cho những lần sau.

Ngoài ra, việc phát triển kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp sinh viên có thể nhìn nhận vấn đề một cách bao quát, từ đó phân tích vấn đề ở các góc nhìn đa chiều khi giải quyết. 

Kỹ năng lãnh đạo không hẳn cần chờ đến khi đi làm và có chức vụ trong một công ty, mà có thể nhen nhóm từ khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường. 

Đó là từ các vai trò bạn đảm nhận, như tổ trưởng, lớp trưởng, hay trưởng nhóm,.. cụ thể là khi các bạn được đại diện cho 1 nhóm người và chịu trách nhiệm về nhóm của mình, lúc đó kỹ năng lãnh đạo đã hình thành. 

Kỹ năng lãnh đạo còn được thể hiện khi bạn nhận được sự đồng thuận của tập thể, và định hướng cho nhóm người này đạt được các mục tiêu đề ra. 

Cấp độ cao nhất của kỹ năng lãnh đạo là khi bạn có thể bồi dưỡng, phát triển con người trở thành một người lãnh đạo có năng lực và bản thân nhận được sự tôn trọng từ nhiều người khác với các công việc đã làm. 

Nếu bạn muốn thành công, vậy hãy học cách là người đứng đầu.

Thiết lập mục tiêu đúng đắn

Có rất nhiều mục tiêu chúng ta mong muốn thực hiện, nhưng hãy xác định rõ đâu là mục tiêu chính cần đạt được. 

Ba nhóm lĩnh vực chủ yếu sinh viên cần xác định chính, đó là: Mục tiêu phát triển bản thân (tạo ra nhiều mối quan hệ tốt, đa dạng), mục tiêu phát triển sự nghiệp (kiếm tiền) và mục tiêu phi lợi nhuận (đóng góp cho xã hội). 

Đối với mỗi mục tiêu, các bạn trẻ cần lập kế hoạch tốt nhất để thực hiện bằng một kế hoạch cụ thể và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó. 

Tiếp theo, sinh viên cần phân vùng giải quyết các vấn đề theo thứ tự ưu tiên để thực hiện mục tiêu: việc cần làm ngay, việc làm khi có nguồn lực và vùng thông tin các công việc bất khả thi. Việc xác định rõ các phân vùng công việc sẽ giúp cho kế hoạch thực hiện được thuận lợi.

Hãy đảm bảo mục tiêu đề ra phù hợp với nguồn lực của mỗi cá nhân hay tổ chức và tuân theo 5 nguyên tắc cơ bản sau:

3 kỹ năng cần thiết cho sinh viên chuẩn bị ra trường - Ảnh 3.

Mục tiêu phù hợp sẽ giúp các bạn sinh viên xác định được từng bước đi rõ ràng, từ đó có những chiến lược để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Ngược lại, mục tiêu không phù hợp sẽ dễ khiến các bạn nản lòng hoặc dẫn đến những hành vi lệch lạc. 

Hãy xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể giải quyết các vấn đề cho mục tiêu đó. Bằng cách chia nhỏ các vấn đề hoặc mục tiêu để giải quyết, sau đó lập bảng với thông tin cụ thể, mục tiêu sẽ dễ dàng đạt được hơn. 

Các trường thông tin tham khảo có thể bao gồm: mục tiêu, nguyên nhân chính, nội dung giải pháp, nguồn lực thực hiện (con người, tiền bạc,..), người/đơn vị kiểm tra và những điều chỉnh cần thiết. 

Một kế hoạch triển khai chi tiết sẽ giúp các vấn đề được xử lý triệt để, tránh được những sai sót có thể gặp trong quá trình thực hiện. 

Thành công sẽ đến khi được bạn có đam mê và nỗ lực thực hiện đúng hướng.

Những nội dung về tư duy thành công, tư duy lãnh đạo và thiết lập mục tiêu nằm trong chương trình đào tạo của buổi tập huấn "Thấu hiểu bản thân và quản trị mục tiêu" ngày 6-10-2019 vừa qua dành cho sinh viên Sáng kiến hỗ trợ sinh viên (DynaGen Initiative).

Huấn luyện viên của buổi tập huấn đầu tiên này là bà Trần Thị Khanh – CEO Công ty CP Liên kết Việt Nhật (VIJA Link), Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn TOP ONE.

DynaGen Initiative là một chương trình lớn và dài hạn do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt khởi xướng và phối hợp triển khai cùng Báo Giáo dục & Thời đại (Bộ Giáo dục & Đào tạo) và Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam (VSDS) thuộc Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.

Thông qua hoạt động tập huấn, hội thảo, tọa đàm, thực tập/thực hành v. v. DynaGen Initiative sẽ giúp sinh viên nâng cao các kiến thức và kỹ năng mà các em có thể chưa được tiếp cận đầy đủ trong trường đại học.

Thông tin chi tiết vui lòng xem tại đây.

T.D.V
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên