17/10/2008 07:30 GMT+7

10 cách "thắt hầu bao" trong gia đình

TRÁC NHI (Theo Babble)
TRÁC NHI (Theo Babble)

TTO - Không ít người trong chúng ta "làm ngơ" trước sự thật về tài chính vì sợ rằng khi biết rõ mình chi tiêu thế nào sẽ khiến họ phải thay đổi lối sống... Do đó, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu một cách đúng đắn, bạn sẽ ít phải đau đầu về chuyện tiền bạc.

vPAjt3NC.jpgPhóng to
Một quy tắc để “bóp” chi tiêu trong gia đình là không mua sắm “thả phanh” những thứ không thực sự cần thiết - Ảnh minh họa
TTO - Không ít người trong chúng ta "làm ngơ" trước sự thật về tài chính vì sợ rằng khi biết rõ mình chi tiêu thế nào sẽ khiến họ phải thay đổi lối sống... Do đó, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu một cách đúng đắn, bạn sẽ ít phải đau đầu về chuyện tiền bạc.

Dưới đây là 10 cách để kiểm soát việc chi tiêu trong gia đình:

1. Kiến thức là sức mạnh: Bước đầu tiên là lập một ngân sách để ghi lại những chi tiêu của bạn thành các mục chính (ăn ở nhà hàng, tiền mua thực phẩm, tiền gas, chi phí đi lại, quần áo, tiền điện thoại, điện nước…). Bạn cũng có thể dùng bảng tính Excel để ghi lại các khoản này.

2. Đặt ưu tiên: Nếu bạn tiêu nhiền tiền hơn cho việc ăn ngoài nhà hàng hơn là mua thực phẩm và bạn vẫn cảm thấy ổn, hãy duy trì thói quen này. Nếu bạn muốn giảm chi tiêu cho khoản ăn ngoài nhà hàng, hãy đề ra một mục tiêu có thể thực hiện cho tháng tới và xem xem mình có thể đạt kế hoạch hay không. Tất nhiên là khi đó, chi phí mua thực phẩm của bạn sẽ tăng lên.

3. Niềm vui thích và sự xa xỉ: Đôi giày mới, quần áo mới, rượu vang loại tốt và sôcôla đắt tiền là những thứ làm cuộc sống của bạn dễ chịu hơn, nhưng cũng có thể không phải là điều tốt nếu chúng quá nhiều. Nếu bạn giảm tiêu pha những món này, chúng sẽ trở thành một điều vui thích của bạn. Ít hơn lại là nhiều hơn - dù bạn được dùng ít đi nhưng bạn lại cảm thấy vui thích hơn khi có những món đồ đó vì bạn đã phải chờ đợi để được dùng chúng.

4. Trả dần nợ nần: Hầu hết chúng ta đều có khoản nợ này khoản nợ kia. Thẻ tín dụng, khoản nợ để mua nhà, mua xe, vay thế chấp… là một phần của cuộc sống hiện đại. Nếu bạn không có ngân sách hoặc không có mục tiêu hay nguyên tắc tài chính nào, bạn sẽ cảm thấy mình không có cách nào để thoát khỏi nợ nần. Bạn đừng lo lắng. Bằng cách đặt ra mục tiêu thực tế (ví dụ là mỗi tháng trả nợ thêm 500.000đ) và ghi lại tiến bộ đạt được, bạn sẽ cảm thấy mình tích cực hơn vì có động cơ rõ rệt.

5. Hy sinh cái nhỏ cho cái lớn: Lên kế hoạch về những mục tiêu chung của gia đình (đi nghỉ, dành tiền để các con học đại học, trả hết nợ nần), những mục tiêu lớn này sẽ làm những “hy sinh” nhỏ hằng ngày trở nên dễ dàng hơn. Khi nghĩ về mục tiêu lớn, bạn sẽ thấy việc “lắc đầu” trước một cái áo hay đôi giày không cần thiết, hay giảm ăn uống ở nhà hàng bớt “đau khổ” hơn. Và đến cuối tháng, bạn sẽ thấy được những tiến bộ mình đạt được.

6. Kiểm tra hằng tháng: Việc tạo ra ngân sách gia đình không có ý nghĩa gì trừ phi bạn kiểm tra những tiến bộ đạt được so với mục tiêu đề ra. Điều chỉnh ngân sách để hợp với số tiền đã chi tiêu ở một khoản nào đó thì không tốt. Bạn cần xem lại cơ chế tiêu tiền của mình một cách thường xuyên.

7. Đặt mục tiêu thực tế: Giả sử mỗi tháng bạn chi 1 triệu cho tiền thực phẩm, tháng tới đừng đặt mục tiêu chỉ chi 500.000 cho khoản này. Thay vì đó, bạn có thể giảm xuống còn 800.000 bằng cách mang cơm hộp tới chỗ làm hoặc hạn chế vào những cửa hàng bán thức ăn ngon.

8. Nhẹ nhàng khi thảo luận về tiền bạc: Ngân sách và tài chính là chủ đề có thể khiến bàn ăn của gia đình bạn nóng lên. Nếu bạn và chồng bạn bất đồng ý kiến khi thảo luận về tiền bạc, hãy tạm nghỉ và sau đó bắt đầu lại. Nếu hai vợ chồng bạn không thể nói chuyện về tiền bạc mà không bị “tắc tị”, có thể bạn cần mời một nhà tư vấn tài chính cùng chuyện trò với vợ chồng bạn.

9. Chi tiêu trong khoản tiền kiếm được: Nếu bạn đang sống chỉ bằng lương thì bạn cần xem lại thói quen tiêu xài của mình. Bạn cần đánh giá một cách khoa học về việc tiêu tiền (liệu tôi có thật sự cần một đôi giày khác không?). Không phải là kiếm được bao nhiêu thì bạn tiêu bằng hết.

10. Tiền không phải là một con quái vật: Tiền bạc, đầu tư hay bất cứ thứ gì trên bảng tính không phải là điều quá phức tạp và quá khó khăn để chúng ta có thể nắm được. Nhưng tiền chỉ là tiền thôi. Tiền chỉ đáng sợ và có sức mạnh khi chúng ta không kiểm soát được nó.

TRÁC NHI (Theo Babble)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên