Bên cạnh đó, nhiều ý kiến bạn đọc gợi ý người lớn cần dành thời gian để đồng hành cùng bạn trẻ trong câu chuyện hâm mộ thần tượng để có những định hướng hợp lý.
Tuổi Trẻ Online xin tạm khép lại câu chuyện thần tượng tại đây với chuỗi ý kiến sau. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc đã góp phần tạo nên không khí trao đổi nhiều chiều về chủ đề này trong hai tuần qua.
Audio Nhịp sống trẻ: Thần tượng của tôiKhông phải fan, làm sao hiểu nước mắt của fan?Cha mẹ và thần tượng, nặng nhẹ ra sao?
Phóng to |
Say thần tượng một cách có văn hóa
Nếu tra từ điển thì "thần tượng" là từ chỉ một người được tôn thờ như vị thần, tức là hơn người thường về mọi mặt như tài giỏi xuất chúng, có công lao to lớn khai thiên lập địa, bảo vệ, mở mang bờ cõi, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ dân chúng hoặc khai sáng điều gì đó mang lại lợi ích cho số đông.
Hâm mộ chứ không phải đánh mất bản thân Thần tượng ai đó là để ngưỡng mộ và vươn lên chứ không phải để khóc lóc, hành hạ thể xác khi không gặp được thần tượng hay thần tượng làm điều gì khiến mình thấy thất vọng. Những biểu hiện đó chỉ cho thấy chúng ta đã đánh mất bản thân. Tôn trọng người khác Không nên thần tượng ai đó đến mức cuồng. Chúng ta đến sự kiện là để được thấy thần tượng, nhưng cũng cần giữ trật tự, tôn trọng các khán giả khác bởi thần tượng không chỉ của riêng ta. |
Đó là quan niệm xưa. Ngày nay hai chữ "thần tượng" được hiểu khác hơn rất nhiều. Chỉ cần ai đó được yêu thích trong mắt của từng người thì đã là thần tượng của người đó, ví dụ như ca sĩ, diễn viên, cầu thủ, vận động viên, nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, doanh nhân, các bậc cha mẹ...
Việc tôn thờ thần tượng của giới trẻ hiện nay không có gì sai, cũng không cần phải quá gay gắt phê phán mà quan trọng là hướng dẫn họ cách say mê đúng.
Có những bạn trẻ mơ ước được như thần tượng, học theo thần tượng từ cách mặc đến kiểu tóc... Có người vòi tiền cha mẹ để mua vé xem thần tượng; bỏ ăn, bỏ học, bỏ công việc để đi đón thần tượng dù chưa chắc được nhìn thấy; cay cú khi thần tượng thua cuộc trong cuộc thi nào đó...
Khi thần tượng sụp đổ trong mắt họ thì ôi thôi, họ đâm chán ăn, bỏ học, trầm cảm... Thậm chí khi thần tượng tự tử thì người mê thần tượng cũng muốn tự tử theo đúng cách chết của thần tượng.
Đam mê gì chăng nữa cũng cần tùy theo hoàn cảnh cá nhân. Đừng dối gạt cha mẹ là xin tiền học để rồi cha mẹ phải tất bật mang cả tạ thóc cuối cùng đem bán, khi thực chất dùng tiền đó để mua vé xem thần tượng.
Đừng lấy khoản tiền dành cho việc học, đừng lấy khoản tiền lương ít ỏi đáng lý phải dành cho những người thân yêu; đừng dùng thời gian dành cho việc học hành, chăm sóc cha mẹ và người thân để đi nhìn mặt thần tượng.
Đừng thức đến 1-2g sáng để theo chân thần tượng về nơi nghỉ của họ, để rồi sáng hôm sau bạn vật vờ trong lớp học hay công sở.
Rồi thời gian cũng qua đi, cảm xúc thần tượng cũng sẽ hết - đó là quy luật tự nhiên. Chỉ mong sao các fan ngày nay đừng quá lãng phí tiền bạc, thời gian, sức khỏe, đừng có những cử chỉ thái quá, thiếu văn hóa khi quá cuồng say thần tượng.
Mong tất cả chúng ta ai cũng có những kỷ niệm đẹp về một thời đam mê thần tượng đúng cách, đúng với hoàn cảnh của mình và có văn hóa!
Hâm mộ một cách có hiểu biết Tôi xin kể câu chuyện có thật của một người bạn của tôi học tập rất nhiều năm ở nước ngoài. Bạn tôi qua nước ngoài để đoàn tụ cùng gia đình và được học tại một trường bản địa của nước sở tại. Lớp học của bạn tôi có rất nhiều các bạn đến từ các quốc gia khác nhau. Ngày đầu tiên đi học thầy giáo muốn học viên giới thiệu về đất nước của mình. Hầu hết học viên đứng dậy nói về văn hóa cội nguồn đất nước của mình.
Đến lượt bạn tôi thì ấp a ấp úng không nói được gì nhiều về văn hóa của Việt Nam. Bạn tôi kể lại rằng lúc ấy "tôi cảm thấy buồn và đau nhói trong tim khi mình không thể giới thiệu nền văn hóa của quốc gia nơi mình sinh ra. Đó cũng là bài học đầu tiên khi tôi đến một quốc gia xa xôi để sinh sống, học tập”. Việc giao lưu am hiểu văn hóa đến từ các nước trên thế giới là điều tốt đẹp, đáng được tuyên dương. Chuyện hâm mộ thần tượng vốn rất đỗi bình thường, nhưng có lẽ nếu chúng ta có đầy đủ sự hiểu biết thật sự tinh tường, chúng ta sẽ biết cách thể hiện văn hóa hâm mộ một cách thật tinh tế, khoa học. Làm được điều ấy thì chắc chắn chúng ta sẽ sống tốt đẹp trong sự giao thoa của các các nền văn hóa. Đừng quên câu “hòa nhập chứ không hòa tan”.
Cần có điểm dừng Việc các bạn hâm mộ một ban nhạc nào là quyền của các bạn. Nhưng việc các bạn hâm mộ đến cuồng nhiệt với K-pop là nên có điểm dừng. Hâm mộ nhưng phải biết tôn trọng pháp luật, tôn trọng người khác và hơn hết tôn trọng chính bản thân các bạn. Việc các bạn hâm mộ thế tôi cũng thấy lo. Nhỡ xảy ra điều gì với các bạn thì ai sẽ là người thương các bạn nhất? Hâm mộ chỉ là nhất thời, còn tương lai lại quan trọng hơn. Hãy tôn trọng bản thân và tôn trọng mọi người. Định hướng cho người trẻ Điều chúng ta cần làm là định hướng cho giới trẻ thấy được đâu là giá trị đích thực của một con người. Đó chắc chắn không phải là sở hữu một gương mặt đẹp, mặc đồ hàng hiệu, đi xe hơi hạng sang... Vẻ hào nhoáng bên ngoài dễ làm người ta choáng ngợp và lầm lẫn với những giá trị khác. Việc các bạn trẻ hành động như những "fan cuồng" cũng không có gì khó hiểu xuất phát từ tâm lý muốn khẳng định mình, muốn mình phải thật sự nổi bật trong số những fan khác. Nếu chúng ta giải quyết được vấn đề định hướng cho giới trẻ để họ biết cách tự khẳng định mình theo những con đường tích cực hơn thì vấn đề "fan cuồng" cũng tự động được giải quyết. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận