Fan... cuồngHâm mộ sao để không cuồng?Chúng tôi không đến mức hóa điên
Đừng đánh đồng
Nhiều người trách chúng tôi bỏ số tiền lớn để xem ca sĩ ngoại biểu diễn. Nhưng với một chương trình tầm cỡ quốc tế được đầu tư hoàn hảo từ âm thanh, ánh sáng đến tấm vé trên tay thì việc bỏ tiền ra thưởng thức sự hiện đại, tiến bộ đó có gì sai? Bên cạnh đó, chúng tôi tuy thần tượng sao ngoại nhưng vẫn luôn ý thức việc kết hợp quảng bá hình ảnh nước nhà bằng cách nói “xin chào” bằng tiếng Việt, giới thiệu Việt Nam (cả Trường Sa và Hoàng Sa) với họ và bạn bè thế giới thông qua những diễn đàn chung.
Không thể đồng nhất những bạn trẻ hâm mộ cuồng nhiệt sao ngoại là những người không có tự trọng, thiếu hụt ý thức. Nhiều người trong chúng ta có định kiến thần tượng người khác là hạ thấp mình, nhưng tư tưởng đó chỉ cản trở sự phát triển của Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Không đáng lo!
Theo tôi, những hình ảnh mà báo Tuổi Trẻ ghi lại là điều đáng quý chứ không đáng chê trách. Tại sao phải lo khi bạn trẻ biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của văn hóa giải trí một cách lành mạnh? Có quá lời không khi gọi những người hâm mộ là “fan cuồng” chỉ vì họ nhịn ăn, nhịn mặc để mua vé xem thần tượng biểu diễn, thức khuya đội nắng một hai ngày trong năm để thấy tận mắt, bắt tận tay thần tượng?
Biểu hiện nhất thời
Trong lúc cảm xúc hỗn loạn, nhiều bạn trẻ có thốt lên: “Không gặp được A thì mình chết mất” lại bị cho là thật và dán mác“fan cuồng”, sẵn sàng chết vì “thần tượng” là không khách quan và công bằng. Báo chí tập trung khai thác biểu hiện quá khích của người hâm mộ nhưng lại bỏ quên những chi tiết khác góp phần làm nên diện mạo chung của cộng đồng fan, như: thu dọn rác gọn gàng nơi xem biểu diễn, đồng thanh hô “Welcome to Việt Nam” với khách nước ngoài một cách vui vẻ thân thiện khi đợi thần tượng ở sân bay, gửi quà cảm ơn bảo vệ và nhân viên khách sạn nơi thần tượng lưu trú vì đã làm việc vất vả và xin lỗi nếu có những hành động thái quá...
Các câu lạc bộ, hội nhóm người hâm mộ cũng chung tay tổ chức sự kiện từ thiện, quyên góp ủng hộ người nghèo. Với bức tranh chung như vậy, có phiến diện không khi gọi chúng tôi là “fan cuồng” dựa vào những biểu hiện nhất thời?
Sao chỉ nhìn cái xấu, chưa nhìn cái tốt?
Mọi người cứ tiếp tục đổ lỗi cho fan và gắn cho họ chữ “fan cuồng”. Thế mà chẳng ai chịu suy nghĩ, hướng dẫn họ, để họ có thể trở thành một fan đúng nghĩa, một con người phù hợp với cuộc sống.
Bản thân tôi là một fan K-pop 10 năm, tôi cũng đã đi rất nhiều nước, tham gia những đại nhạc hội của các ca sĩ. Ý thức của fan những nước tôi đi qua thể hiện một cách rất “nét”, khác xa những gì tôi thấy ở Việt Nam.
Fan (K-pop) thường là những người trẻ, trẻ về tuổi đời, trẻ về kinh nghiệm sống. Nếu chúng ta uốn nắn, giúp các bạn hiểu thế nào là làm phiền người khác bằng tiếng ồn, thế nào là văn hóa cư xử công cộng thì tôi nghĩ họ sẽ tiếp thu - dù không nhiều, nhưng nếu kiên trì trong thời gian dài thì tôi nghĩ chuyện vừa xảy ra sẽ được giảm đi rất nhiều.
Các anh/chị/bạn thay vì cứ phải viết những lời trách móc đến fan, cảnh báo sự cuồng của họ theo mặt xấu, thì tại sao không nhìn thấy những mặt tốt của họ để có cái nhìn cân bằng, cái nhìn đúng đắn hơn?
Chúng tôi không nghĩ rằng một số bộ phận fan của chúng tôi không đủ tốt, không đủ kiến thức và ý thức đến mức ngu muội, thiếu nghĩ như bị dư luận chỉ trích vừa qua.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận