Hallyu không chỉ dừng lại ở các nước châu Á như Việt Nam, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan... mà đã lan đến tận châu Âu, Nam Mỹ.
Dư luận không thừa nhận cộng đồng fan?Chỉ trích fan trẻ, bất đồng càng tăngChúng tôi không đến mức hóa điênRead this on Tuoitrenews.vn
Dĩ nhiên, người Hàn chúng tôi rất vui mừng về chuyện đó. Nhưng để có được Hallyu, chúng tôi đã trải qua những gì mà Việt Nam đang gặp phải, với nhiều cuộc tranh luận nảy lửa, trước khi đi đến những chính sách, những quyết định đầu tư đúng.
Cách đây khoảng 20 năm, Hàn Quốc hết sức lo âu trước hình ảnh giới trẻ cuồng theo hip hop của phương Tây. Nam thanh nữ tú đua nhau nhuộm tóc vàng, ăn mặc, đeo trang sức lạ lẫm. Vô số cuộc hội thảo được tổ chức, với những câu hỏi được đặt ra: Phải chăng giới trẻ đang muốn chối bỏ truyền thống? Phải chăng giới trẻ đang muốn rập khuôn theo phương Tây? Liệu lòng yêu nước có bị mai một trong giới trẻ?...
Và rồi mọi người cũng nhận ra rằng giới trẻ chọn thần tượng là những ngôi sao phương Tây, một phần là bởi nội lực của làng giải trí Hàn Quốc còn yếu, không đủ sức hấp dẫn giới trẻ. Từ đó, đã có những chính sách đưa ra khuyến khích thay đổi.
Tôi lấy ví dụ như chuyện âm nhạc Hàn Quốc bây giờ, với những người thuộc thế hệ của tôi hoặc lớn hơn thật sự nghe không quen. Đơn giản vì người ta đã thuê cả các nhạc sĩ phương Tây qua dạy cho giới sáng tác nhạc của Hàn, hoặc khuyến khích giới sáng tác đi học từ nước ngoài nhằm tìm ra một hướng đi mới.
Họ nghiên cứu làm thế nào để âm nhạc vừa không mất đi tính dân tộc, nhưng cũng phải mang tính toàn cầu. Lời nhạc cũng thay đổi như thế. Tôi biết có nhiều nhạc sĩ Hàn Quốc đã thuê người nước ngoài để tư vấn cho các tác phẩm của mình sao cho thanh niên Hàn cũng mê và thanh niên nước ngoài cũng thích! Và không chỉ âm nhạc, các nhà làm phim, người dạy múa, ca sĩ, các công ty liên quan đến biểu diễn... đã nỗ lực rất lớn để thay đổi. Rõ ràng Hallyu không phải ngẫu nhiên mà có, mà đó là kết quả của một sự nỗ lực thay đổi của từ chính phủ cho đến tất cả các thành phần tham gia làng giải trí.
Rồi đến năm 2002, mọi tranh cãi về vấn đề “fan... cuồng ngôi sao phương Tây” đã chấm dứt sau World Cup 2002. Trước hình ảnh hàng triệu thanh niên Hàn Quốc mặc áo đỏ xuống đường, hô vang tên đất nước để ủng hộ đội tuyển bóng đá, các nhà nghiên cứu xã hội đã rút ra được kết luận: nhuộm đầu vàng cũng chẳng sao; mặc quần thụng, đeo trang sức để nhảy hip hop cũng chẳng sao. Trái tim của thanh niên vẫn cháy bỏng tình yêu tổ quốc”.
Từ câu chuyện của Hàn Quốc, tôi nghĩ các bạn Việt Nam cũng đừng quá lo lắng trước chuyện “fan...cuồng”. Đó chỉ là hiện tượng nhất thời trong một khoảng thời gian ngắn của đời người, khi mà người ta còn quá trẻ, còn bồng bột. Nhưng cũng đừng nghĩ rằng không quá đáng lo rồi để mặc cho hiện tượng này sinh sôi nảy nở. Người lớn phải luôn tự hỏi: Vì sao chúng ta không tạo được những thần tượng cho giới trẻ? Luôn đặt ra câu hỏi như thế và nỗ lực giải đáp thì biết đâu rồi cũng có ngày “Viet-luu” sánh ngang với “Han-luu”.
Bạn đọc Bí Đao - đã phản hồi trên TTO tỏ ý không hoàn toàn đồng ý bài viết trên đây của GS.TS BAE SANG SOO Văn hóa và giới trẻ không thể là trò đánh cược Thật sự chưa hoàn toàn đồng tình với GS. Có lẽ 20 năm là quá dài, một lớp thế hệ với rất nhiều con người đã bị cuốn theo. Vậy chúng ta cần hy sinh một vài lớp người để đạt được mục tiêu đó. Cái gì cho phép chúng ta hy sinh những thế hệ để đạt được mục tiêu đó? Ba mẹ chúng có đủ nghị lực, quyết tâm và tiền bạc để hy sinh như thế không? Tôi cũng nghĩ là chúng ta đã có câu trả lời là không. Cách làm của người Hàn Quốc là quá hay vì đã phát triển nền văn hóa của mình và lan truyền đi. Nhưng cũng nên xem lại văn hóa thần tượng của Hàn Quốc gieo đi có đúng hay không? Chẳng có hành động nào gọi là định hướng các fan, thậm chí càng cổ xúy càng thu được nhiều lợi nhuận. Và liệu nếu Việt Nam không làm được như Hàn Quốc, thì tương lai của những lớp trẻ trong 20, 30 hay thậm chí 100 năm sẽ ra sao. Đây có lẽ không nên và cũng không được phép là một ván bài với món cược là một lớp trẻ. Có thể không hoàn toàn 100% lớp trẻ nhưng nếu không kiểm soát nó hòan toàn trở thành một hiệu ứng đám đông. (Bí Đao) |
-------------------
(*) Tựa do Tuổi Trẻ đặt. GS.TS Bae là một người đặc biệt yêu Việt Nam, ông cũng là tổng thư ký VESAMO - Hội Những người Hàn yêu Việt Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận