29/03/2013 06:07 GMT+7

Đã có 20 triệu lượt ý kiến góp ý Hiến pháp

TTXVN
TTXVN

TT - Ngày 28-3 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương, chủ trì phiên họp thứ 10 nhằm thảo luận dự thảo báo cáo của Ban chỉ đạo về kết quả lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Theo dự thảo báo cáo, các thành viên Ban chỉ đạo cơ bản đồng tình với các nội dung của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Các thành viên Ban chỉ đạo tán thành với quy định Đảng Cộng sản VN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, khẳng định đây là vấn đề cốt lõi của chế độ chính trị pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội cần phải được xác định rõ trong Hiến pháp.

Đề cập công tác cải cách tư pháp, các thành viên Ban chỉ đạo cho rằng các quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cơ bản thể hiện được yêu cầu cải cách tư pháp, khẳng định Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp; bổ sung nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.

Các đại biểu đề nghị thành lập Hội đồng Hiến pháp với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ nhằm kiểm soát, hạn chế việc vi phạm Hiến pháp. Để Hội đồng Hiến pháp có thực quyền hơn, các đại biểu đề nghị phải quy định quyền phán quyết của Hội đồng Hiến pháp. Thảo luận về chế định Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, các đại biểu nhấn mạnh tính độc lập của tòa án khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật, kiến nghị bổ sung nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa. Dự thảo báo cáo của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương cũng đề nghị bổ sung chế định Hội đồng tư pháp quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN, đảm bảo cho Tòa án nhân dân hoạt động độc lập.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị thường trực Ban chỉ đạo tiếp thu trên tinh thần nghiêm túc, tiếp tục hoàn thiện báo cáo góp ý của Ban chỉ đạo để gửi lên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nhằm xây dựng bản Hiến pháp đáp ứng được tâm nguyện của toàn Đảng, toàn dân.

* Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, đã chủ trì buổi gặp gỡ, tiếp thu ý kiến các đồng chí cán bộ lão thành của Đảng và Nhà nước góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được triển khai sâu rộng, thật sự tạo ra đợt sinh hoạt chính trị pháp lý quan trọng trong các tầng lớp nhân dân. Qua gần ba tháng triển khai (từ ngày 2-1 đến nay), các bộ, ngành, địa phương, hội, đoàn thể trong cả nước đã tiếp nhận khoảng 20 triệu lượt ý kiến góp ý về các nội dung của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Nhìn tổng thể, số lượng lượt ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân rất lớn. Trong đó, bên cạnh số lượng lớn ý kiến tán thành, nhất trí các nội dung điều, khoản cụ thể của dự thảo, các tầng lớp nhân dân cũng đề xuất nhiều kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng của dự thảo.

Góp ý tại buổi làm việc, các cán bộ lão thành bày tỏ sự ủng hộ, đồng tình cao đối với việc tổ chức lấy ý kiến góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; tin tưởng, phấn khởi và đồng tình với dự thảo. Các ý kiến đóng góp tại buổi làm việc đề cập đến toàn bộ nội dung trong dự thảo sửa đổi, đề xuất, góp ý nhiều nội dung thiết thực, có chất lượng cho dự thảo hướng đến việc hoàn thiện tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Người dân đã thể hiện trách nhiệm với bản Hiến pháp

qo2UsRom.jpgPhóng to
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch HĐND TP.HCM, thông tin về đợt lấy ý kiến nhân dân góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 - Ảnh: THẠCH HÀ

Đây là đánh giá của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - chủ tịch HĐND TP, trưởng Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của TP.HCM - tại buổi thông qua dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân TP cho dự thảo, sáng 28-3.

Theo khảo sát nhanh của Ban tuyên giáo Thành ủy, số lượng người dân TP có quan tâm đến đợt lấy ý kiến này là 90,4%. Trong đó 70% người dân nói rằng đã đọc toàn bộ bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi hoặc nội dung họ quan tâm. Nội dung người dân quan tâm nhất là phần về quyền con người và nghĩa vụ công dân, có trên 40% người dân góp ý xoay quanh chương này. Đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, người dân TP đều đồng tình như bản dự thảo, cho rằng Đảng đã đáp ứng được niềm tin của nhân dân. Bên cạnh đó cũng có ý kiến đề nghị cần hiến định cụ thể về việc nhân dân giám sát vai trò lãnh đạo của Đảng.

Trong đợt góp ý này, TP đã phát ra 1,9 triệu bản tài liệu cho các hộ dân, ngoài ra còn gửi 1 triệu phiếu góp ý đến công nhân. Đến nay đã thu về 92% số phiếu phát ra. Đồng thời đã có trên 40.000 cuộc hội nghị, tọa đàm, hội thảo góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm khẳng định đến thời điểm này, việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp trên địa bàn TP đã thắng lợi nhờ công tác tổ chức chu đáo, tạo mọi điều kiện để người dân tham gia góp ý. Đồng thời người dân rất quan tâm đến đợt sinh hoạt chính trị này thể hiện qua những góp ý phong phú, đa dạng, cụ thể, đầy tâm huyết.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Tiếp thu ý kiến góp ý Hiến pháp đến tháng 10Chính quyền đô thị không chỉ dành riêng TP.HCMTổ chức chính quyền địa phương theo thực tế cuộc sốngVẫn nhận ý kiến góp ý Hiến pháp khi đã có báo cáoPhải thật sự lắng nghe dânTập hợp ý kiến phải dân chủ, khách quanCần nhấn mạnh hơn nghĩa vụ công dânỦy ban Thường vụ Quốc hội được phê chuẩn miễn nhiệm bộ trưởng?Làm rõ quyền tài sản và tài sản trong đất đaiCần quy định rõ quyền biểu quyết của công dânQuyền công dân có thể bị giới hạnPhải làm rõ các quyền dân chủ trực tiếpLập chức danh tổng thư ký Quốc hộiƯu tiên đổi mới giáo dục

TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên