27/03/2013 06:49 GMT+7

Ưu tiên đổi mới giáo dục

TS NGUYỄN VIẾT THỊNH (Trường đại học Tiền Giang)
TS NGUYỄN VIẾT THỊNH (Trường đại học Tiền Giang)

TT - Điều 65 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Tuy nhiên những ưu tiên nổi trội cho phát triển giáo dục lại chưa được đề cập rõ.

Ít nhất giáo dục phải được ưu tiên hơn so với kinh tế về nhiều vấn đề.

Giáo dục nhân cách toàn diện

Khoản 1 điều 66 của dự thảo này chỉ rõ “Phát triển giáo dục nhằm hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân...”. Ba cụm từ “nhân cách”, “phẩm chất”, “năng lực” chưa thể hiện được ba mặt tách bạch với nhau mà còn chồng chéo lẫn nhau. Nhân cách bao hàm cả phẩm chất và năng lực. Vì vậy, có thể thay ba cụm từ trên bằng ba cụm từ khác là “tình người”, “ý chí”, “trí tuệ”. Ba cụm từ này thể hiện ba mặt hoàn toàn tách biệt nhau và đặc biệt chúng bao trùm tất cả những giá trị nhân bản mà con người mong muốn đạt được.

Mặt “tình người” thể hiện lòng nhân ái; quan hệ, ứng xử đúng mực với mọi người; ý thức tập thể, nỗ lực vì lợi ích chung; lối sống lành mạnh; tự giác, trung thực; nếp sống văn minh; yêu thiên nhiên, ý thức cải thiện và bảo vệ môi trường; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, quy ước của cộng đồng...

Mặt “ý chí” thể hiện nỗ lực của bản thân; bản lĩnh, tự tin vào sức mạnh bên trong của chính mình; khả năng vượt khó, quyết tâm hoàn thành công việc; biết chấp nhận và rút ra kinh nghiệm từ những thất bại để từng bước mạnh lên; khả năng tập luyện để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, tai nạn, tệ nạn...

Mặt “trí tuệ” thể hiện nhận thức, kiến thức và kỹ năng. Nhận thức bao gồm: tư duy sáng tạo, hoài nghi, phê phán; nhạy bén, năng động... Kiến thức bao gồm: tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại; kiến thức phổ thông, kiến thức đại cương, kiến thức chuyên ngành; kiến thức cuộc sống; kiến thức công cụ như ngoại ngữ, tin học... Kỹ năng bao gồm: tự học và nghiên cứu khoa học, tìm kiếm và xử lý thông tin; giao tiếp; làm việc độc lập và hợp tác làm việc theo nhóm; tự tạo việc làm và phát triển nghề nghiệp...

Nền giáo dục của VN bấy lâu nay còn nặng về kiến thức nói chung và nhẹ về nhận thức, kỹ năng; càng nhẹ về “tình người” và “ý chí”. Một khi Hiến pháp khẳng định “Phát triển giáo dục nhằm hình thành và bồi dưỡng tình người, ý chí và trí tuệ của công dân...” thì nền giáo dục VN sẽ sớm được định hướng đúng, giúp người học từng bước phát triển nhân cách một cách toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, của thời đại hơn.

Công nhận thị trường giáo dục

Câu chuyện này đã được tranh luận rất nhiều trong những năm gần đây. Chúng ta đã công nhận thị trường nhân lực trong rất nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Trong khoản 1 điều 66 của dự thảo này có ghi “... nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đào tạo người lao động có nghề, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. Rõ ràng đào tạo nhân lực là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục. Do vậy theo tư duy logic, với những dẫn chứng trên thì đã gián tiếp công nhận thị trường giáo dục! Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng chỉ trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, đào tạo người lao động có nghề mới cần vận hành theo cơ chế thị trường với chi phí chủ yếu do người học trang trải, còn những lĩnh vực khác của giáo dục như nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài... thì chưa phải là thị trường giáo dục, chi phí chủ yếu vẫn từ nguồn ngân sách nhà nước. Khoản 2 điều 66 cũng có đề cập “ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục”. Do vậy thị trường giáo dục ở VN cần sớm được làm rõ và cần được ghi ngay trong Hiến pháp để tạo hành lang pháp lý cho giáo dục phát triển theo kịp thời đại. Mặt khác nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đã chấp nhận mở cửa “thị trường giáo dục” nên càng phải sớm khẳng định điều này trong hệ thống pháp luật VN.

Muốn đổi mới thành công nền giáo dục nước nhà thì không thể chỉ có ngành giáo dục đổi mới mà cần sự góp sức, đồng tâm của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm từ những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ở các cấp, các ngành. Chẳng hạn chế độ thi cử nặng nề nhưng kém hiệu quả trong ngành giáo dục có nguồn gốc sâu xa từ việc trọng bằng cấp mà ít trọng thực chất. Đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội có nguyên nhân sâu xa từ việc nền giáo dục còn giam mình trong “tháp ngà”, mà chưa kết nối với nền kinh tế đang hừng hực thay đổi từng ngày và với xã hội ngày nay đang có nhiều biến động theo chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực, còn bị ảnh hưởng nặng nề cơ chế bao cấp từ hàng chục năm trước. Do vậy trong điều 66 có thể bổ sung khoản 3 với nội dung: “Đổi mới giáo dục phải đồng bộ với đổi mới kinh tế, đổi mới hành chính và đổi mới chính trị. Trong một số vấn đề thiết yếu, giáo dục phải được ưu tiên đổi mới trước, đặc biệt là tư duy (hay triết lý) về giáo dục”.

____________

Tin bài liên quan:

Tiếp thu ý kiến góp ý Hiến pháp đến tháng 10Chính quyền đô thị không chỉ dành riêng TP.HCMTổ chức chính quyền địa phương theo thực tế cuộc sốngVẫn nhận ý kiến góp ý Hiến pháp khi đã có báo cáoPhải thật sự lắng nghe dânTập hợp ý kiến phải dân chủ, khách quanCần nhấn mạnh hơn nghĩa vụ công dânỦy ban Thường vụ Quốc hội được phê chuẩn miễn nhiệm bộ trưởng?Làm rõ quyền tài sản và tài sản trong đất đaiCần quy định rõ quyền biểu quyết của công dânQuyền công dân có thể bị giới hạnPhải làm rõ các quyền dân chủ trực tiếpLập chức danh tổng thư ký Quốc hội

9ygI4INo.jpgPhóng to
Định hướng đúng, nền giáo dục sẽ giúp người học từng bước phát triển nhân cách một cách toàn diện - Ảnh: Như Hùng
TS NGUYỄN VIẾT THỊNH (Trường đại học Tiền Giang)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên