13/03/2013 07:30 GMT+7

Làm rõ quyền tài sản và tài sản trong đất đai

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TT - Đó là ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang tại hội nghị lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được Bộ Tài nguyên - môi trường tổ chức chiều 12-3.

uu3CoLQn.jpgPhóng to
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Nguyễn Minh Quang - Ảnh: V.Dũng

“Thời gian vừa qua chúng tôi cũng đã ghi nhận được nhiều ý kiến cho rằng cần quy định đa sở hữu về đất đai. Đây là vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm phải tiếp tục nghiên cứu. Với những đề xuất cụ thể như phải thừa nhận sở hữu tư nhân đối với một số loại đất, ví dụ như đất ở, tôi cho rằng cần nghiên cứu để có lộ trình thực hiện hợp lý” - ông Quang trao đổi với phóng viên bên lề hội nghị.

Trước các ý kiến đề nghị không nên quy định vào Hiến pháp nội dung Nhà nước có quyền thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong trường hợp thật cần thiết, Bộ trưởng Quang nêu quan điểm: Chúng ta cần phải nhận thức rằng dự án phát triển kinh tế - xã hội thì có nhiều loại, có những dự án có quy mô rất lớn phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, nghĩa là nó mang trong đó lợi ích chung, ví dụ như các khu công nghiệp, thì Nhà nước phải đứng ra thu hồi mới được. Nếu bỏ quy định đó ra khỏi Hiến pháp thì sẽ làm bó tay Nhà nước. Vấn đề này chúng ta sẽ quy định cụ thể trong Luật đất đai, ví dụ dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) chúng ta quy định danh mục dự án và các cơ chế thực hiện. “Lâu nay để nhà đầu tư tự thỏa thuận với dân nên mới xảy ra nhiều khiếu kiện. Bây giờ Nhà nước đứng ra thu hồi, sau đó tiến hành đấu giá đất thì tôi tin khiếu kiện sẽ giảm” - ông Quang nhận định.

Đối với quy định liên quan đến đất đai tại các điều 57, 58 của dự thảo, ông Đào Trung Chính - phó tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai - cho rằng đã cơ bản đưa ra được cách giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện Hiến pháp năm 1992 theo hướng quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, ông Chính đề nghị cần cân nhắc nên hay không sử dụng từ “tài sản” trong quy định “đất đai là tài sản công...” tại điều 57. Ông nói: “Nếu ghi đất đai là tài sản công thì nó sẽ có vướng mắc trong quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Theo các quy định hiện hành thì người dân chỉ có quyền sử dụng, Nhà nước mới có quyền sở hữu. Nghị quyết trung ương có nói rằng quyền sử dụng đất được công nhận là quyền tài sản của dân chứ không nói đất đai là tài sản. Như vậy Nhà nước trao quyền sử dụng cho người dân, và khi cần lấy đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia thì Nhà nước thu hồi lại cái quyền đó”. Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng đề nghị dự thảo làm rõ giữa tài sản và quyền tài sản.

Ông Đào Trung Chính đề nghị dự thảo bổ sung cho đầy đủ các đối tượng được giao đất, cho thuê đất. “Trong thực tế, người sử dụng đất không chỉ có tổ chức, cá nhân mà còn có hộ gia đình và một số đối tượng khác nhưng dự thảo lại chưa đề cập đến các đối tượng này. Do đặc thù văn hóa rất riêng, chúng ta đã thực hiện giao đất cho các dòng họ (nhà thờ họ), các làng, bản” - ông Chính nói.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Tiếp thu ý kiến góp ý Hiến pháp đến tháng 10Chính quyền đô thị không chỉ dành riêng TP.HCMTổ chức chính quyền địa phương theo thực tế cuộc sốngVẫn nhận ý kiến góp ý Hiến pháp khi đã có báo cáoPhải thật sự lắng nghe dânTập hợp ý kiến phải dân chủ, khách quanCần nhấn mạnh hơn nghĩa vụ công dânỦy ban Thường vụ Quốc hội được phê chuẩn miễn nhiệm bộ trưởng?

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên