Như vậy, chủ trương lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là rất rõ ràng, vấn đề là tổ chức lấy ý kiến sao cho hết sức thiết thực. Theo Chủ tịch nước, việc lấy ý kiến có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng tiếp đó từ khâu lắng nghe đến khâu tổng hợp và khâu chuyển tải đến cơ quan có trách nhiệm cao nhất phải làm sao cho hết sức đầy đủ. Ví dụ như thời gian qua Ủy ban T.Ư MTTQ VN đã tiếp thu được 8 triệu ý kiến của các tầng lớp nhân dân, quá trình tập hợp phải tải được ý nguyện của toàn Đảng, toàn dân về việc sửa đổi Hiến pháp, đây là điều hết sức hệ trọng.
Theo công thư của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, cho đến ngày 30-9, trước khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được trình Quốc hội thông qua, nhân dân vẫn tiếp tục đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vì vậy với những ý kiến mà nhân dân đã đóng góp trong thời gian qua cũng như tới đây, Chủ tịch nước đề nghị hai cơ quan đã ký kết nghị quyết liên tịch là Đoàn chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN và Văn phòng Chủ tịch nước góp phần ở mức cao nhất để cuối cùng bản Hiến pháp (sửa đổi) phản ánh và đáp ứng được ý nguyện của Đảng và nhân dân.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tiếp thu ý kiến góp ý Hiến pháp đến tháng 10Chính quyền đô thị không chỉ dành riêng TP.HCMTổ chức chính quyền địa phương theo thực tế cuộc sốngVẫn nhận ý kiến góp ý Hiến pháp khi đã có báo cáoPhải thật sự lắng nghe dânTập hợp ý kiến phải dân chủ, khách quanCần nhấn mạnh hơn nghĩa vụ công dânỦy ban Thường vụ Quốc hội được phê chuẩn miễn nhiệm bộ trưởng?Làm rõ quyền tài sản và tài sản trong đất đaiCần quy định rõ quyền biểu quyết của công dânQuyền công dân có thể bị giới hạnPhải làm rõ các quyền dân chủ trực tiếpLập chức danh tổng thư ký Quốc hộiƯu tiên đổi mới giáo dục
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận