Thái độ người tài xế làm tôi không thể không suy diễn rằng chắc có nhiều người VN đề nghị với anh ta chuyện ghi tăng tiền cước nên anh ta mới có lời như thế. Thoạt tiên là cảm giác buồn bực, nhưng sau tôi tự an ủi ít nhất mình cũng làm cho anh ta nhớ là có một người VN không muốn “ăn gian”.
|
Tôi hỏi thăm đường, ông ta nhiệt tình bảo tôi lên xe để ông đưa về. Ông khá vui chuyện cho đến khi ông hỏi tôi là người Nhật phải không? Tôi nói là người VN, ông chợt im bặt.
Tôi cố gợi chuyện nhưng ông ít nói hẳn, chỉ trả lời thật ngắn. Cảm thấy rõ sự thay đổi thái độ đột ngột của ông, tôi hỏi ông có đến VN bao giờ chưa? Ông bảo chưa, chỉ nghe nói là người VN thích chiến tranh.
Câu chuyện đến đây thì xe đã đến nhà trọ tôi đang ở. Tôi cảm ơn người đàn ông tốt bụng, trong lòng vẫn còn áy náy bởi câu nói “người VN thích chiến tranh”.
Trong những lần đi công tác nước ngoài sau này, tôi còn gặp nhiều người khác cũng nói cái ý “người VN thích chiến tranh”. Mỗi khi có dịp, tôi đều cố gắng giải thích vì sao VN bị chiến tranh triền miên, nhưng tôi không chắc vốn từ ngữ ít ỏi của mình và nhất là chỉ với một thời gian hạn hẹp, đủ để giải tỏa những suy nghĩ đó.
Những hình ảnh xấu có trong mắt người nước ngoài còn xảy ra nhiều, ngay tại trong nước. Cô giáo dạy Anh văn lớp tôi đang theo học là người Scotland. Một hôm vào lớp trễ, cô bảo do phải sửa xe.
Người thợ loay hoay cả giờ, tính giá 500.000 đồng cho cái bóng đèn xi-nhan... không cháy sáng. Trong khi cả lớp ồ lên tức tối giùm cô thì cô giáo lại thản nhiên, thậm chí còn ngạc nhiên tại sao chúng tôi lại bàn tán nhiều như vậy.
Cô nói không phải cô không biết người sửa xe tính tiền quá cao nhưng cô không quan tâm, vì nghĩ số tiền đó với cô không là bao.
Chuyện người nước ngoài bị “vẽ” là chuyện được nói nhiều rồi, ở đây điều tôi muốn nói chính là thái độ bình thản của cô giáo. Không khéo trong suy nghĩ của một số người nước ngoài tại VN đã hình thành ý nghĩ ở VN việc họ bị “vẽ”, bị lừa là đương nhiên.
Làm mất đi những hình ảnh xấu cũng là một cách để gây thiện cảm, để xây dựng nên những hình ảnh đẹp. Mà điều đó cần cả một chiến lược tổng thể. Từ giáo dục những đạo đức cơ bản như sự trung thực, ý thức công dân, lòng yêu nước... cho tới thiết lập những chính sách quốc gia...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận