![]() |
![]() |
Nghe và xem album |
Thuật ngữ Nhã nhạc chính thức xuất hiện dưới thời nhà Hồ, theo Đại việt sử ký toàn thư, năm 1402 Hồ Hán Thương đã cho: Đặt Nhã nhạc, lấy con các quan văn làm kinh vĩ lang, con các quan võ làm chỉnh đốn lang, tập múa các điệu văn, võ.
Đến thời Lê (1428 - 1788) Nhã nhạc phát triển mạnh mẽ. Ở thời kỳ này, Nhã nhạc là loại nhạc chính thống dùng trong các nghi lễ triều đình. Tuy nhiên, đến khi nhà Lê suy yếu thì nhã nhạc cũng suy yếu theo.
Sang triều Nguyễn, đến thời Minh Mạng (1820 - 1840) một lần nữa Nhã nhạc được quan tâm, nhưng với tư cách là một dàn nhạc cung đình, nó tồn tại không lâu, đến cuối triều Nguyễn nó hoàn toàn biết mất, triều đình chỉ còn sử dụng hai dàn Đại nhạc và Tiểu nhạc.
Sự trở lại của âm nhạc cung đình Huế gần đây là sự nỗ lực của Nhà nước, Bộ Văn hóa - Thông tin, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, các cơ quan chức năng trung ương và tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng các học giả nhà nghiên cứu... Nhã nhạc, một phần chính của âm nhạc cung đình Huiế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 7-11-2003.
Album bao gồm 9 tác phẩm:
1. Tam luân cửu chuyển thuộc hệ thống Đại nhạc, dùng để mời gọi thần linh về quy tụ chứng giám cho các buổi lễ Tế nam Giao, Tế Miếu...
2. Nữ tướng xuất quân là vũ khúc dùng trong những ngày lễ mừng chiến thắng, Hưng quốc khánh niệm, những buổi dạ tiệc và đón tiếp sứ thần. Điệu múa do Đào Duy Từ sáng lập để ghi nhớ công ơn của hai vị nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị.
3. Phú lục địch thuộc hệ thống Tiểu nhạc có tính chất tao nhã, vui tươi, sang trọng.
4. Múa Lân mẫu xuất lân nhi, Lân là con vật linh thiêng trong tứ linh theo quan niệm phương Đông. Điệu múa được dùng trong các dịp khánh hỉ trong cung đình, được xây dựng dựa trên cơ sở điệu múa Tứ linh có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc bộ, ca ngợi niềm hạnh phúc gia đình và sự trường tồn của nhân loại.
5. Thập thủ liên hoàn với nhịp điệu đi từ chậm đến nhanh, từ khoan thai đến rộn ràng và kết thúc ở cao trào tạo nhiều hưng phấn cho người nghe, được dùng trong các dịp yến tiệc của cung đình.
6. Trình tường tập khánh là điệu mùa được sử dụng trong các ngày lệ Tứ - Ngũ - Tuần Đại khánh của nhà vua, nhằm chúc cho Hoàng đế trường thọ, quốc thái dân an.
7. Song tấu trống kèn thuộc hệ thống Đại nhạc, với tiết tấu sôi động, dùng trong các buổi yến tiệc của cung đình.
8. Múa cung đình Vũ phiến có nội dung ca ngợi cuộc sống lứa đôi, chúc cho dự hòa hợp, hạnh phúc của gia đình, thường được biểu diễn trong những yến tiệc tân hôn dành cho Hoàng hậu, Phi tần, Công chúa thưởng lãm.
9. Lục cúng hoa đăng có nguồn gốc từ một điệu múa dùng trong nghi lễ Phật giáo, với các điệu múa hòa trong lời hát cùng ánh đèn hoa lung linh mờ ảo tạo nên sự trang nghiêm và lộng lẫy.
Album là thành quả được tạo nên từ bao công sức, tâm huyết của những người tham gia dàn dựng, biểu diễn nhằm tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc giữa thời hiện đại ngày nay là một việc làm đáng trân trọng lắm thay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận