Michelangelo Buonarroti (1475-1564) được mọi người nhắc đến với những tuyệt tác đã quen thuộc với công chúng như “thảm” tranh vẽ trên trần nhà nguyện Sistine, tượng điêu khắc David ở Florence và tượng Pieta (Đức Mẹ ôm Chúa Giêsu than khóc) tại nhà thờ thánh Phêrô ở Rome.
Tất cả những tác phẩm trên đều xuất phát từ một tình yêu vẽ vời không thể tả hết của Michelangelo và là kết quả của sự cần mẫn, miệt mài qua hàng trăm bản vẽ nháp, trong đó ông ghi chú cẩn thận những thay đổi khi quan sát hình thể người và hiệu ứng của ánh sáng.
TTO xin đối chiếu những tuyệt phẩm của Michelangelo cùng với những bản nháp hiếm hoi của ông.
![]() |
![]() |
Bản phác thảo Adam và bức tạo dựng Adam trên trần nhà nguyện Sistine |
![]() |
![]() |
Bức Ngày Cánh chung, trong đó Chúa giơ cánh tay phải lên, nhưng bản nháp (trái) lại là tay trái |
![]() |
![]() |
Tượng Pieta trong nhà thờ Thánh Phêrô và bản phác thảo |
Michelangelo ban đầu học quan sát và vẽ tại xưởng vẽ của anh em Ghirlandaio ở Florence vào năm 12 tuổi và kéo dài trong hai năm. Ông đã cho ra đời hàng ngàn bức vẽ bằng bút sắc, đá phấn mà sau này là nền tảng cho những tượng điêu khắc, tranh vẽ tường cùng nhiều tuyệt phẩm khác.
Bước đầu Michelangelo chú tâm vào hình thể người nam khỏa thân theo cách hết sức tân tiến so với hội họa phương tây thời đó. Ông đã nghiên cứu về cấu trúc cơ bắp của người, khả năng tương tác với ánh sáng và bóng tối khi cơ thể di chuyển.
Mọi tác phẩm tuyệt vời của ông đều có ý tưởng chứa đựng trong bản vẽ nháp, nơi ông ghi chú và khám phá ra những phương cách tốt nhất để biểu đạt những cảm xúc chân phương và sinh động nhất.
Năm thế kỉ trôi qua, vài bản vẽ của Michelangelo còn hằn in những đường vòng cầu nhỏ mà ông vẽ để ghi nhớ những điểm ánh sáng tác động vào, để mà sau đó ông dễ dàng tái tạo nên tác phẩm hoàn hảo nhất.
Những bản nháp này hầu như chưa hoàn tất, nhưng nó lại trưng ra khía cạnh thiên tài của ông, như thể bàn tay tài hoa dệt lên bao tư tưởng, suy nghĩ đi theo.
![]() |
Chân dung Andrea Quaratesi |
Một điều dễ dàng bắt gặp là Michelangelo như biết trước về cái chết sắp xảy đến với ông. Những giờ phút chuẩn bị bước qua lằn ranh sinh-tử, ông đã vẽ rất nhiều phiên bản khác nhau việc Chúa Giêsu tử nạn. Điều đó chứng tỏ ông cũng đang trăn trở về sự ra đi của mình.
Trong suốt sự nghiệp trải dài hơn sáu thập kỉ, Michelangelo đã cất giữ hầu hết các bức vẽ của ông và cả vài bức cộng tác. Ông không muốn bất kì người nào biết đến ý tưởng làm việc của ông, ý tưởng trên giấy làm nên tác phẩm kiện toàn ngay từ bản gốc đầu tiên.
Minh chứng cho điều này là ông đã đốt hết hàng ngàn bản vẽ nháp trước khi ông qua đời. Chỉ còn khoảng 600 bản phác thảo còn tồn tại đến ngày nay. Và bấy nhiêu cũng đủ vén mở bí mật tác nghiệp của “người đàn ông thời Phục hưng”, người đã tạo nên những tuyệt tác để đời từ sự quan sát tỉ mẩn thế giới xung quanh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận