02/09/2009 03:30 GMT+7

Xây dựng thương hiệu gạo Việt

VÂN TRƯỜNG
VÂN TRƯỜNG

TT - Giá gạo xuất khẩu của VN hoàn toàn có thể cạnh tranh với gạo Thái Lan. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để làm được điều này cần phải sửa đổi rất nhiều, đặc biệt ở khâu tổ chức và điều hành sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu.

Dc4RUjFA.jpgPhóng to
Chuyển gạo xuất khẩu xuống sà lan tại huyện Cai Lậy, Tiền Giang - Ảnh: V.TR.
Bài 1: Gạo xuất nhiều nhưng giá thấp

Và câu chuyện đầu tiên mà ngành lúa gạo phải đổi chính là câu chuyện chất lượng.

Bài học từ gạo Tứ Quý

Cơ hội để gạo VN dẫn dắt thị trường

Ông Phạm Quang Diệu, giám đốc Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT), cho biết sáu tháng đầu năm 2009, Thái Lan xuất khẩu chưa được

3 triệu tấn gạo (năm 2008 Thái Lan xuất 7,5 triệu tấn), trong khi VN đã vượt mức 3,6 triệu tấn (năm 2008 VN xuất 4,8 triệu tấn). Đây chính là cơ hội trong nhiều năm để VN trở thành người dẫn dắt thị trường xuất khẩu gạo của thế giới. Do đó, nếu những nỗ lực về dự báo thị trường tốt hơn để có một chiến lược xuất khẩu khôn ngoan, cùng với sự phối hợp của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh xuất khẩu gạo, VN sẽ đạt giá trị kim ngạch cao hơn nữa.

Trần Mạnh

Đó là gạo đạt tiêu chuẩn Global GAP đầu tiên ở VN (tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, an toàn và truy nguyên được nguồn gốc). Ông Lê Hữu Hải, trưởng Phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cai Lậy (Tiền Giang), là người đầu tiên “ép” nông dân xã Mỹ Thành Nam sản xuất lúa theo tiêu chuẩn an toàn, chất lượng cao gần 10 năm trước.

Ông nói: “Gạo VN rất ngon, nhưng do không có vùng chuyên canh một giống, không có thương hiệu nên phải chấp nhận thua gạo Thái Lan. Tôi đề xuất xây dựng vùng chuyên canh lúa gạo Global GAP tại xã Mỹ Thành Nam cũng nhằm nâng cao giá trị hạt gạo VN bằng một thương hiệu và chất lượng toàn cầu”.

Vùng chuyên canh lúa gạo Global GAP được Công ty TNHH ADC (Cần Thơ) tham gia hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, bao tiêu toàn bộ sản lượng lúa thu hoạch được với giá cao hơn 20% so với lúa cùng loại trên thị trường thời điểm đó. Giữa năm 2009, Công ty TNHH ADC giới thiệu người tiêu dùng trong nước loại gạo Global GAP mang thương hiệu “Tứ Quý”.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, phó tổng giám đốc Công ty TNHH ADC, cho biết 50 tấn gạo Tứ Quý đưa vào siêu thị chỉ bán trong vài ngày đã hết. Khách hàng nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, gọi điện đặt hàng tới tấp nhưng không có bán vì diện tích lúa Global GAP còn ít.

Chính vì vậy khi tỉnh Tiền Giang quyết định mở rộng diện tích lúa Global GAP lên 100ha và tạo “vùng đệm” sản xuất lúa an toàn 1.000ha thì công ty tiếp tục ký hợp đồng bao tiêu để chuẩn bị “tiến công” ra thị trường thế giới. Ngoài ra công ty còn hỗ trợ sản xuất và bao tiêu 50ha lúa tài nguyên tại huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP phục vụ khách hàng trong nước có nhu cầu ăn gạo cao cấp.

Theo ông Nguyễn Văn Khang - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, do điều kiện đặc thù của VN không thể sản xuất lúa mùa một vụ/năm như Thái Lan nên chỉ có cách sản xuất lúa gạo đạt tiêu chuẩn Global GAP mới cạnh tranh được. Từ thành công của HTX Mỹ Thành (xã Mỹ Thành Nam) với thương hiệu gạo Tứ Quý, tỉnh đã quyết định hỗ trợ nông dân vay vốn không tính lãi để mở rộng diện tích sản xuất lúa Global GAP ở các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Gò Công Tây. Tham vọng của tỉnh là từ những mô hình Global GAP mà tỉnh đầu tư sẽ dần mở rộng diện tích liền kề để tạo vùng nguyên liệu rộng lớn.

Tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ

Là người am hiểu về lúa gạo VN và Thái Lan, TS Lê Văn Bảnh, viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, khẳng định: “Nếu tổ chức sản xuất và tiêu thụ tốt thì gạo VN sẽ không thua Thái Lan”.

Theo ông Bảnh, VN xuất khẩu gạo nhiều nhưng cách làm vẫn giống như bán hàng chợ, tức là tham gia đấu thầu rồi bán cho khách hàng. Còn Thái Lan không làm như vậy. Họ bán theo đơn đặt hàng và có những thị trường ổn định. Do đó thị trường gạo trong nước của Thái Lan khá ổn định mỗi khi thị trường gạo thế giới biến động về nhu cầu và giá cả. Sở dĩ Thái Lan làm được như vậy là do gạo của họ có thương hiệu (chẳng hạn gạo Khaodak Mali...); có chiến lược xuất khẩu loại gạo nào cho thị trường nào; gạo cao cấp bán cho nước nào, gạo trung bình bán cho ai.

“Hiểu một cách đơn giản là Thái Lan có thị trường trước khi bắt tay vào sản xuất. Các đại sứ, tham tán thương mại Thái Lan ở các nước đồng thời làm nhiệm vụ như một thương gia, họ tìm hiểu thông tin thị trường và phản hồi cho hiệp hội lương thực một cách chính xác để quyết định thời điểm xuất bán, thậm chí cả giá bán” - ông Bảnh nói. Chính vì thế, VN cũng cần phải lo xây dựng thương hiệu gạo và tổ chức đầu ra như vậy mới mong giá lúa gạo cao hơn bây giờ.

Về tổ chức sản xuất, ông Bảnh cho rằng doanh nghiệp phải bao tiêu lúa của nông dân để tạo ra vùng nguyên liệu rộng lớn với cùng một giống lúa, cùng một thương hiệu. Cách làm của Công ty TNHH ADC với thương hiệu gạo Tứ Quý là một ví dụ. Khi có nhiều doanh nghiệp bao tiêu nhiều vùng khác nhau sẽ có nhiều thương hiệu và doanh nghiệp xuất khẩu chắc chắn có được một sản lượng lớn gạo cùng một chủng loại chứ không phải chỉ biết thu mua đủ thứ gạo rồi trộn lại theo tỉ lệ 10%, 25% tấm như hiện nay.

Các nhà khoa học như TS Bảnh, TS Hải... đều thống nhất cho rằng ngoài việc bao tiêu cho nông dân thì các doanh nghiệp cần phải có hệ thống kho chứa lớn với đầy đủ thiết bị sấy lúa để bảo quản được lâu. Cách làm chụp giật như hiện nay là có hợp đồng xuất khẩu thì mua ồ ạt, còn không có hợp đồng thì bỏ dân cù bơ cù bất. Trong khi đó nông dân không có điều kiện phơi sấy, để lúa lâu ngày gạo bị đổi màu, giảm chất lượng.

Đến khi doanh nghiệp cần mua thì không có gạo đẹp xuất khẩu. “Nếu có kho chứa, doanh nghiệp có bao tiêu thì thu hoạch xong sẽ mua hết cho dân về tạm trữ, khi nào có giá cao thì bán. Cách làm này đơn giản mà đảm bảo lợi ích của nông dân và doanh nghiệp” - ông Bảnh đề nghị.

Sẽ chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên, vừa qua có chuyện VN là nước xuất khẩu cà phê chiếm một nửa tỉ trọng thị trường toàn thế giới nhưng chúng ta không quản chặt, không có cam kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, phối hợp các bộ ngành cũng chưa đáp ứng yêu cầu nên cà phê VN bị các nhà nhập khẩu ép giá.

Kết quả giá cà phê đầu năm 2009 xuống mạnh gây thiệt hại rất lớn cho cả doanh nghiệp và người dân. Cá tra cũng vậy, nên ngoài việc phân cấp, giảm thủ tục hành chính, các cơ quan nhà nước cũng phải chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu, không để mỗi người làm một kiểu.

Hiện nay, Bộ Công thương cùng với các địa phương, hiệp hội xây dựng dự thảo nghị định về xuất khẩu gạo trình Chính phủ thông qua. Hướng của nghị định này sẽ đơn giản hóa hơn nữa thủ tục với xuất khẩu gạo, đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất nhưng sẽ không áp đặt, chỉ quy định những thỏa ước giữa doanh nghiệp, hiệp hội và cơ quan nhà nước để đảm bảo quyền lợi chung.

C.V.KÌNH

VÂN TRƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên