- Là người đi nói chuyện thơ rất nhiều, ông nghĩ thế nào về việc nói chuyện thơ?
- Tưởng là nhàn nhưng rất mất sức và tốn thời gian. Thu hoạch đi nói chuyện thơ một tuần không bằng đi thực tế một ngày. Hơn nữa với những người đã nghe mình nói thì lần sau lại phải khác lần trước. Mặc dù làm thơ, viết phê bình và nói chuyện là một sự liên hoàn nhưng nhiều khi tôi thấy mình hơi sa đà vào chuyện ấy. Bạn bè vẫn hay đùa là nhiều khi mở TV ra đã thấy ông ngồi sẵn ở trong rồi.
* Cách tiếp nhận thơ giữa người nghe và người đọc khác nhau như thế nào?
- Đi nói chuyện thơ, thuận lợi là mình biết độc giả thích thơ ở khía cạnh, đề tài nào và giúp người đọc hiểu việc đời qua những trang thơ, nhất là các bạn trẻ. Trong những chuyến đi như thế, tôi tranh thủ thu lượm thực tế và sáng tác. Rất nhiều bài thơ xuất phát từ những ý tưởng khi đang nói chuyện. Lâu dần, cái nọ móc vào cái kia thành hệ thống, buổi sau rút kinh nghiệm của buổi trước, nên không phải tốn nhiều công.
- Số lần ông đi nói chuyện thơ đã lên đến hơn 2.000. Bằng cách nào ông tính được và ông sẽ vượt con số lỷ lục ấy chứ?
- Mười năm trở lại đây, vì có nhiều nơi mời nên tôi phải ghi vào sổ lịch, bình quân có đến 70-100 cuộc nói chuyện một năm. Mà tôi đã nói chuyện thơ được 30 năm rồi đấy! Ngày xưa, ông Chế Lan Viên trách Xuân Diệu là đáng lẽ cuối đời phải viết hồi ký và thi thoại thì cứ mải mê đi nói chuyện thơ. Vận vào mình, tôi nhận thấy tính mình cả nể, người ta mời lại ngại từ chối, trong khi lại phải điều hòa để còn viết. Nói chuyện thì tốt, nhưng chỉ tốt lúc ấy thôi chứ không tốt bằng việc viết ra chữ. Tôi đang cố gắng thu thập những thứ đã sáng tác để in thành sách và viết cho được một cuốn hồi ký.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận