22/03/2010 09:14 GMT+7

Vô cảm đến từ đâu?

LÊ MINH TIẾN  (giảng viên xã hội học)
LÊ MINH TIẾN  (giảng viên xã hội học)

TT - Trước hết sự vô cảm là một sản phẩm của quá trình biến đổi xã hội từ mô hình xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. Như chúng ta đều biết trong mô hình xã hội nông nghiệp cổ truyền, mối quan hệ giữa người với người hết sức chặt chẽ.

hGvstYkP.jpgPhóng to
Bạn trẻ luôn mong muốn nhận được sự quan tâm từ người lớn - nhất là gia đình - Ảnh minh họa: Thái Học Sinh

Bởi xã hội được tạo ra từ những cộng đồng, làng xã mà mọi người trong đó đều có sự gắn kết với nhau rất cao, vì hoạt động nông nghiệp là hoạt động chưa có chuyên môn hóa cao và cần đến nhiều sức lao động nên con người đều quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Hơn nữa trong mô hình xã hội này cái được đề cao không phải là cá nhân mà là tập thể.

Tuy nhiên khi xã hội chuyển sang mô hình công nghiệp và kèm theo đó là sự xuất hiện của đô thị hóa thì mối quan hệ giữa người với người không còn vững bền, bởi trong xã hội đô thị cái được đề cao không còn là tập thể mà là cá nhân, tức cái người ta quan tâm trước hết là lợi ích và sự an toàn của bản thân chứ không phải là lợi ích hay an toàn của tập thể và xã hội. Như vậy có thể thấy nguyên nhân đầu tiên của tình trạng vô cảm trong xã hội là bởi trong bối cảnh xã hội hiện đại, chủ nghĩa cá nhân đã lấn át hoàn toàn chủ nghĩa tập thể, lợi ích riêng trở thành quan trọng nhất chứ không phải cái chung.

Vì vậy người ta không cần phải can dự vào việc của người khác nếu điều đó không mang lại lợi ích cho bản thân nhưng lại tiềm ẩn nhiều bất trắc. Tất nhiên đây là một mặt trái của hiện đại hóa, nhưng ta không thể chống lại mà phải làm sao giúp con người biết rằng họ có quyền thỏa mãn những ham muốn của bản thân nhưng không được xâm phạm hay làm hại lợi ích chung, lợi ích công cộng. Muốn làm được điều này thì không có ai ngoài hai thiết chế giáo dục và pháp luật: giáo dục phải dạy sao cho con người biết cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, còn pháp luật phải cho con người thấy được đâu là lằn ranh giới hạn cần phải tôn trọng.

Điều thứ hai dẫn đến sự vô cảm của con người trước cái xấu, cái không tốt trong xã hội là bởi con người cảm thấy bất lực trước những điều đó. Có lẽ ai trong xã hội cũng bất bình trước cái xấu, cái ác, nhưng chúng ta cảm thấy không thể chống lại những điều ấy bởi không có đủ khả năng từ chính bản thân cũng như từ thiết chế xã hội.

Do đó muốn con người mạnh dạn đấu tranh trước cái ác, cái xấu thì phải làm cho họ cảm thấy họ có thể làm được thông qua sự trợ giúp từ phía xã hội cũng như các thiết chế chính thức, chứ không phải bằng cách kêu gọi lòng quả cảm hay sự hi sinh của cá nhân như lâu nay. Muốn con người không vô cảm thì trước hết luật phải công minh và công bằng trên hiện thực.

Ai cũng muốn “an toàn là thượng sách”

Xin đừng vội “lên án người khác” bằng hai tiếng vô cảm, nhất là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì sao ư? Đơn giản chỉ vì lúc đó không ai có thể biết các em “đang nghĩ gì” và những người “không may nhìn thấy cảnh mà không ai muốn thấy cũng đang nghĩ gì”. Rất khó để một người bình thường đủ can đảm can ngăn một nhóm người đằng đằng sát khí rượt đánh một người. Nhìn thấy cảnh người khác bị hà hiếp ai mà không động lòng, nhưng ai cũng muốn “an toàn là thượng sách”. Thế nên đừng lên án mọi người trong khi họ không hề vô cảm mà chỉ “nhát gan” mà thôi.

Xin cha mẹ thêm chút thời giờ

Em đang là học sinh cấp III, em muốn nói với các bậc cha mẹ hãy bỏ ra một chút thời giờ để nuôi dạy con cái nên người, trở thành một công dân tốt... Đa số dư luận đều đòi các chú công an, các thầy cô phải giải quyết khi mọi chuyện đã xảy ra, nhưng các bậc phụ huynh không suy nghĩ lại đã giáo dục con cái mình tốt chưa?

(ĐH Scottsdale, Mỹ, hiện là giám đốc một doanh nghiệp tại VN):

Hành động người lớn tạo nên hành vi trẻ nhỏ

Học sinh đánh nhau, chuyện thường tình, theo tôi là vậy, ở VN hay ở nước khác, Mỹ chẳng hạn, nó diễn ra hằng ngày, hầu như ngày nào cũng có. Trong chuyện này có khác và mang tính “rầm rộ” hơn là nhờ Internet. Tôi muốn nói như vậy để thấy đừng đợi vụ nào có clip mới là vấn đề.

Trong chuyện này có màu sắc vô cảm từ chính xã hội. Tính ra xã hội vô cảm trước chuyện đánh nhau lâu rồi. Chẳng phải hằng ngày nhiều người lớn (các bậc cha mẹ) đánh nhau trước mặt con cái đó sao? Có phải hằng ngày chúng ta đôi lần thấy đánh nhau trên phố? Chúng ta đã làm gì, đi ngang qua hay tò mò nhìn (như những bạn nhỏ ngồi xem trong clip)?

Hành động của người lớn tạo nên hành vi trẻ nhỏ. Đã vậy những biện pháp răn dạy của luật pháp với những hành vi đánh nhau thông thường (trước tiên với người lớn) có đủ sức răn dạy cả người lớn và trẻ nhỏ? Trả lời những câu hỏi này chính là lời giải cho câu hỏi về sự vô cảm.

* Tin bài liên quan:

Lại thêm video clip "nữ sinh đánh nhau" gây xôn xaoNữ sinh đánh bạn, quay phim chuyền tay nhauVụ nữ sinh bị đánh hội đồng tại Hà Nội: công an đã tìm ra clip gốcYêu cầu các sở GD - ĐT ngăn chặn tình trạng bạo lực trong học sinhClip nữ sinh bị đánh “hội đồng”: Công an đã xác định 2 học sinh ngồi xemSự thờ ơ dung dưỡng cho cái xấuVụ clip nữ sinh bị đánh hội đồng: Đã xác định 10 cá nhân liên quanVụ clip "nữ sinh đánh nhau": chỉ vì mâu thuẫn nhỏ!Vụ nữ sinh trong đoạn phim bị đánh “hội đồng”: Cảnh cáo, hạ hạnh kiểmSự vô cảm đang tăng lên?Người lớn vô cảm, người trẻ bắt chướcBáo động bạo lực học đườngĐừng để bạn trẻ dò dẫm tự lớn

LÊ MINH TIẾN  (giảng viên xã hội học)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên