02/09/2005 21:48 GMT+7

Vở cải lương Câu chuyện dòng sông

Theo Tạp chí Văn hóa Phật giáo
Theo Tạp chí Văn hóa Phật giáo

Câu chuyện dòng sông, tác phẩm nổi tiếng của Hermann Hess, được độc giả VN biết đến qua bản dịch tài hoa của cố Ni trưởng Trí Hải (Phùng Khánh - Phùng Thăng), là một tác phẩm được nhiều thế hệ độc giả VN yêu quý trong 40 năm nay. Gần đây, tác phẩm này được chuyển thể cải lương và vừa được công chiếu trên HTV7.

cI9l6qUw.jpgPhóng toNSƯT Bạch Tuyết trong vai Vệ SửCâu chuyện dòng sông, tác phẩm nổi tiếng của Hermann Hess, được độc giả VN biết đến qua bản dịch tài hoa của cố Ni trưởng Trí Hải (Phùng Khánh - Phùng Thăng), là một tác phẩm được nhiều thế hệ độc giả VN yêu quý trong 40 năm nay. Gần đây, tác phẩm này được chuyển thể cải lương và vừa được công chiếu trên HTV7.

Ý đồ của người chuyển thể, nghệ sĩ Bạch Tuyết, được thể hiện rõ; chị đã kéo Câu chuyện dòng sông về với dân tộc và Phật giáo, đưa một không khí trầm mặc vào loại hình nghệ thuật sân khấu đặc trưng của của miền đất Nam bộ: nghệ thuật cải lương.

Mây kéo xuống biển thì nắng chang changMây kéo lên ngàn thì mưa như thác đổMưa tuôn thành nước, nước đọng thành hồTừ nơi khe sâu lạch nhỏ nước lại đổ ra sông dài biển khơi…

Linh hồn của Câu chuyện dòng sông đã được gói gọn trong từng ấy câu hò mà từ giai điệu mang âm hưởng mênh mang của điệu hò Đồng Tháp cho đến vóc dáng, con thuyền, mái dầm… đã thật sự đưa dòng sông tư tưởng của Hermann Hess từ chiếc nôi của triết học phương Tây rẽ nhánh vào vùng âm nhạc ngũ cung - một cuộc hành hương về cội nguồn đầy ngoạn mục của Câu chuyện dòng sông gần một thế kỷ sau ngày chào đời.

Và điều đó, bất ngờ lại trở thành ưu điểm của tác phẩm ca kịch Câu chuyện dòng sông. Từ áng văn nghệ thuật của ngôn từ - trong sáng, khúc chiết đến pho kịch hát - nghệ thuật của âm nhạc và biểu diễn, trữ tình, sâu lắng lại không mấy dao động về tư tưởng, ngôn ngữ, nhân vật…sự thành công không phải thốt lên một cách dễ dãi như từ trước đến nay - ở vở diễn này là một ngòi bút chuyển thể đã không “xiêu lòng” để “đời thường hoá” một tác phẩm văn học có tầm triết luận cao.

Tôi sẵn sàng đổi lấy mấy chữ “dễ hiểu hơn” để có được cái đăm chiêu, cái nhíu mày với Câu chuyện dòng sông. Sự chiều chuộng cái thói quen “thương vay khóc mướn” của một bộ phận công chúng cải lương sẽ rất dễ hướng Câu chuyện dòng sông sa vào việc minh hoạ cho những motif quen thuộc ở những vở tuồng, cải lương về đề tài Phật giáo.

Điểm đáng mừng là các nhân vật chính Tất Đạt, Thiện Hữu, Vệ Sử đã cố gắng giữ được ngôn ngữ văn học ở một vở cải lương - điều hiếm hoi của sân khấu cải lương ngày nay. Từ Nam xuân :”Đến đi há phải vì mình. Mây nước chẳng nhục vinh…” chuyển qua Nam ai: “Mãi đến mãi đi tưởng chừng vô định. Chẳng ngừng trôi dù vô tình hay hữu tình. Sông vẫn đi suốt cuộc hành trình. Người tìm mình từ câu chuyện dòng sông”.

Không cốt truyện, chẳng hề phân biệt thứ bậc cho nhân vật - diễn viên. Dòng sông hóa thành nhân vật trung tâm để chuyên chở hành trình của những nhân vật chính với một Tất Đạt hành động - phản tỉnh, một Thiện Hữu chuyên cần - khổ hạnh và một Vệ Sử - giọt nước giữa lòng đại dương, nguyên thuỷ, tận cùng…

Qua vở diễn, “nhân vật” dòng sông đã được ống kính khai thác dưới nhiều góc cạnh. Không chỉ là dòng chảy, nguồn nước mà có khi là bờ lau lách, là bóng người in xuống lòng sông, là mái dầm khua nhẹ, là con thuyền neo bến… góp cùng mạch đối thoại và độc thoại của ngôn ngữ nhân vật.

Tuy nhiên, sự chuyển dịch giữa hai tần số Tĩnh và Động - như là hai ngôn ngữ chủ đạo - lại không cao, có nhiều hình ảnh bị níu giữ quá lâu đã cho thấy ống kính không linh hoạt, thiếu uyển chuyển và đơn điệu. Chỉ đơn thuần từ cảnh thực tại đến phục hiện, còn những giấc mơ, hồi ức.. chưa đầy đặn, thiếu chất bay bổng, huyền thoại.

Đôi chỗ, hình ảnh như thể cách ly khỏi nội dung. Do đó, những điểm mốc đánh dấu hành trình đi tìm sự tỉnh thức của Tất Đạt chưa được bộc tả. Hay miêu tả một Vệ Sử thiên về sự hiện diện hơn là sự hiện hữu, do đó, tính hình tượng và biểu tượng chưa cao.

Một nam danh ca - Minh Vương - tuy diễn xuất.. mỏng nhưng đủ cho một trong vài “gương mặt” của Tất đạt với đời sống nội tâm luôn dữ dội; một nhạc sĩ - Kiều Tấn - không phải là diễn viên - nhưng cái “không chuyên “ của anh cứ thế mà vào vai Thiện Hữu lại khiến người xem dễ chịu; một tài năng ca diễn thuộc hàng “làm thầy” - Tuấn Phương, dù vai diễn người cha của Tất Đạt rất ngắn nhưng đã được anh chạm trổ tinh vi.

Và cuối cùng “nhạc trưởng của Câu chuyện dòng sông- đồng thơì là tác giả chuyển thể: N.T.Khánh An và cũng chính là nghệ sĩ tham gia vai Vệ Sử, NSƯT Bạch Tuyết đã thành tâm đến với Câu chuyện dòng sông bằng cả hai ưu thế: Phật giáo và cải lương. Hình như hơn 40 năm trải nghiệm cùng với Thuý Kiều, Nguyệt Nga, cô Lựu, Dương Vân Nga… đã trả về cho Vệ Sử - Bạch Tuyết hôm nay một dáng vẻ thanh thoát, đỉnh ngộ và… hấp lực từ nội tâm và tài nghệ của một “Cải lương chi bảo” trong lòng công chúng.

Vở cải lương “Câu chuyện dòng sông”, chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Đức Hermann Hess, là một cố gắng của người chuyển thể và các nghệ sĩ, đạo diễn. Các nhân vật, hay nói cách khác, tư tưởng của Herman Hess được khoác lên chiếc áo truyền thống VN, ở cả hai nghĩa.

Vở diễn đã đem đến một không khí mới cho công chúng yêu thích nghệ thuật này, xem nghe để hiểu đời sống nội tâm, hiểu con đường đi của tâm thức, để hiểu rằng “tâm bình thường là đạo” là gian khổ đến nhường nào.

Do đó, để diễn đạt được điều đó, đối với người nghệ sĩ, đặc biệt là người nghệ sĩ cải lương, không dễ chút nào. Chúng ta cũng đã thấy được sự cẩn trọng của diễn viên trong vai diễn, cũng như của đạo diễn hình trong các thước phim. Do quá cẩn thẩn nên đã phần nào hạn chế cái “thần". Nhưng đây là một vở diễn đáng ghi nhận.

Theo Tạp chí Văn hóa Phật giáo
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên