Trong đó, lao động phổ thông chiếm 80%; lao động có tay nghề chiếm 20%. Lao động phổ thông vẫn tập trung vào các ngành nghề như giày da, dệt may, chế biến hạt, điều, thuỷ sản... với mức lương từ 800 - 1 triệu đồng/ tháng, cộng thêm tiền cơm trưa, chỗ ở miễn phí...; lao động có tay nghề tập trung vào các ngành cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin, hóa chất... với mức lương từ 1 triệu đồng trở lên.
Hiện nay, 90% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lương theo Nghị định 03 của Thủ tưởng Chính phủ nên ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước, tạo tâm lý cho người lao động “đứng núi này, trông núi nọ”.
Điểm mấu chốt để thu hút lao động là tiền lương và các chính sách an sinh nếu doanh nghiệp nào đáp ứng tốt các vấn đề trên sẽ thu hút được người lao động- bà Phượng khẳng định.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết: Năm 2006, toàn tỉnh cần 46.000 lao động vào làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Trong đó, lao động phổ thông chiếm 37.000 người, lao động có tay nghề 8.000 người. Trong khi, lao động tại địa phương chỉ đáp ứng dược khoảng 30%, còn lại là lao động ngoài tỉnh.
Riêng quý I-2006, Đồng Nai cần khoảng 10.000- 15.000 lao động. Trong đó, lao động phổ thông chiếm 80%, còn lại là lao động có tay nghề. Mức lương mà các doanh nghiệp đưa ra đều tăng khoảng 10% so với năm 2005 và kèm theo nhiều chính sách an sinh khác như phụ cấp tiền ăn trưa, tiền tăng ca, chỗ trọ miễn phí, tổ chức xe đưa đón công nhân...
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 5-10% số lao động về nghĩ Tết chưa trở lại làm việc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận