12/05/2006 15:32 GMT+7

Vinamilk giá một tỉ đô

Theo Sài Gòn tiếp thị
Theo Sài Gòn tiếp thị

Trong các hội nghị đầu tư quốc tế ở Hà Nội và TP.HCM gần đây, cái tên Vinamilk được nhắc đi nhắc lại với quy mô công ty lớn nhất thị trường và thị giá 1 tỉ đô la Mỹ (giá cổ phiếu hiện dao động xung quanh mức 100.000 đồng/cổ phiếu).

V2m4fmGC.jpgPhóng to
Có lẽ không doanh nghiệp niêm yết nào nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư tài chính nước ngoài như Công ty cổ phần sữa VN (Vinamilk)
Trong các hội nghị đầu tư quốc tế ở Hà Nội và TP.HCM gần đây, cái tên Vinamilk được nhắc đi nhắc lại với quy mô công ty lớn nhất thị trường và thị giá 1 tỉ đô la Mỹ (giá cổ phiếu hiện dao động xung quanh mức 100.000 đồng/cổ phiếu).

Còn với người tiêu dùng trong nước, Vinamilk nhiều năm liền đứng đầu bảng vàng "Hàng Việt Nam chất lượng cao".

Chiến lược "bành trướng" ba chân

Do sức tiêu thụ các sản phẩm sữa bình quân trên đầu người của VN ngày càng tăng, dẫn đến doanh thu của các công ty chế biến sữa, trong đó có Vinamilk tăng là chuyện không có gì đáng nói.

Nhưng điều đáng chú ý là Vinamilk đang củng cố một cách vững chắc vị trí dẫn đầu thị trường mà khó công ty sữa nào vượt qua được, bằng cả ba trụ xuất khẩu, nội địa và tung ra các sản phẩm mới như bia, cà phê nhằm tận dụng tối đa kênh phân phối hiệu quả.

Trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài, chính hệ thống phân phối mới là yếu tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu. Vinamilk đang có đại lý tới cấp xã ở nông thôn và hầu như các cửa hàng trên những đường phố lớn ở các đô thị đều bán sản phẩm công ty.

Trong đại hội cổ đông có nhà đầu tư lo ngại việc sản xuất bia, cà phê sẽ làm "loãng" thương hiệu Vinamilk, nhưng trên thực tế hai sản phẩm này đến tay người tiêu dùng mà công ty không tốn một đồng xây dựng hệ thống phân phối. Đó là một ưu thế lớn, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Sự tham gia của đại diện các quỹ vào hội đồng quản trị, ban kiểm soát giúp cho công tác quản trị điều hành của Vinamilk chuyên nghiệp hơn.

Năm 2005 cũng đánh dấu sự phục hồi trong xuất khẩu của Vinamilk, đặc biệt với thị trường Iraq, nơi tiêu thụ 1.300 tỉ đồng sản phẩm sữa các loại của công ty, gấp hơn 2,5 lần so với mức 500 tỉ của năm trước đó. Tuy nhiên, việc xuất khẩu phụ thuộc vào một thị trường như Iraq nhiều khi khiến công ty bị động, chính do sự bất ổn của tình hình chính trị tại đây.

Vào thời kỳ hoàng kim 2001 - 2002 doanh thu xuất khẩu sang Iraq của công ty lên tới 2.100 tỉ đồng/năm, nhưng cũng có năm chỉ vài trăm tỉ đồng như 2003 - 2004.

Ở thị trường trong nước, theo bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc, mục tiêu "bành trướng" của Vinamilk là doanh thu nội địa tăng 50%, tạo lực đẩy nâng doanh thu cả năm 2006 24%. "Chúng tôi quyết giữ vững thị trường nội địa, tạo tiền đề cho công ty từng bước quay lại thị trường xuất khẩu truyền thống. Mục tiêu của năm nay là tìm hiểu, đánh giá đối tác kinh doanh ở thị trường này, chuẩn bị cho những bước tiến năm sau" - bà Liên nhấn mạnh.

Tiền đẻ ra tiền

Giống như tất cả những doanh nghiệp lớn tham gia thị trường chứng khoán, cái đích của Vinamilk là tập đoàn tài chính. Điều này đã bắt đầu hiện rõ khi việc bỏ vốn mua cổ phần từ các đối tác của công ty ngày càng lớn. Có thể nhìn thấy đầu tư tài chính trong tương lai sẽ mang lại cho Vinamilk khoản lợi nhuận không nhỏ, ổn định và chiếm tỷ lệ gia tăng trong tổng lợi nhuận hàng năm.

Trong số các khoản đầu tư của Vinamilk, đáng kể nhất là việc công ty hiện nắm giữ 12,12% cổ phần của Ngân hàng An Bình; 19,83% cổ phần của Công ty Bao bì dầu thực vật (V-Pack); 6,8% chứng chỉ quỹ VF1; 24,5% dự án căn hộ Horizon trên đường Trần Quang Khải. Ngoài ra Vinamilk là cổ đông sáng lập các liên doanh sản xuất sữa với công ty Campina (Hà Lan), liên doanh bia SAB Miller, nhà máy sữa Tuyên Quang. Tổng giá trị đầu tư tài chính của Vinamilk đã lên tới hàng trăm tỉ đồng.

Định hướng chiến lược đầu tư tài chính của Vinamilk được khẳng định không chỉ hiện nay mà cả những năm tới bởi sự hỗ trợ của các cổ đông nước ngoài. Hầu hết các quỹ đầu tư nước ngoài đang hiện diện ở VN đều nắm giữ cổ phần Vinamilk như Dragon Capital, VinaCapital, Indochina Capital, Arisaig… và công ty chuyên về thực phẩm chế biến Food and Beverage thuộc tập đoàn Frase & Neave (Singapore). Sự tham gia của đại diện các quỹ vào hội đồng quản trị, ban kiểm soát cũng giúp cho công tác quản trị điều hành của Vinamilk chuyên nghiệp hơn.

Sức hấp dẫn của cổ phiếu Vinamilk đối với các nhà đầu tư cả cá nhân và tổ chức khá rõ ràng. Kỳ vọng của cổ đông về sự tăng trưởng của Vinamilk hoàn toàn có cơ sở khi quý 1 năm nay, lợi nhuận sau thuế của công ty lên tới 195 tỉ đồng (so với 605 tỉ đồng của cả năm 2005).

Công ty hiện còn tới 183,8 tỉ đồng lợi nhuận chưa phân phối của năm ngoái. Ngoài ra, đại hội cổ đông Vinamilk vừa thông qua kế hoạch phát hành thêm 159 tỉ đồng cổ phiếu (bằng 10% vốn điều lệ), trong đó một nửa bán cho cổ đông hiện hữu bằng mệnh giá và nửa còn lại bán cho đối tác chiến lược thông qua đấu giá.

Theo Sài Gòn tiếp thị
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên