28/10/2008 00:14 GMT+7

Viết tiếp bài "Một ngày hội của lòng biết ơn"

LÊ LAM (Ðài phát thanh Ðồng Hới, Quảng Bình)
LÊ LAM (Ðài phát thanh Ðồng Hới, Quảng Bình)

TT - LTS: Báo Tuổi Trẻ ngày 26-10 có câu chuyện văn hóa nói về một "món nợ" (Một ngày hội của lòng biết ơn) đối với những bạn bè quốc tế đã ở bên cạnh VN trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Bài viết đã gây một sự xúc động trong bạn đọc. Nhiều ý kiến đã gửi về chia sẻ. Tuổi Trẻ xin trích đăng.

4SQcF5bh.jpgPhóng to
Nghĩa trang Montparnasse, tháng 5-2008. Madeleine Riffaud trước mộ người thầy - nhà báo Andrée Viollis - Ảnh: André Menras
TT - LTS: Báo Tuổi Trẻ ngày 26-10 có câu chuyện văn hóa nói về một "món nợ" (Một ngày hội của lòng biết ơn) đối với những bạn bè quốc tế đã ở bên cạnh VN trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Bài viết đã gây một sự xúc động trong bạn đọc. Nhiều ý kiến đã gửi về chia sẻ. Tuổi Trẻ xin trích đăng.

Nhớ bà Madeleine Riffaud!

* Tôi thấy trái tim mình rung lên trong nỗi xót xa. Hẳn đến bây giờ - dù đã 33 năm cuộc chiến chống Mỹ kết thúc - tôi vẫn tin là còn rất nhiều, rất nhiều người còn biết và nhớ đến hình ảnh bà lặn lội khắp miền Bắc, miền Nam đầy đạn bom của chiến trường VN để viết những dòng tin, chụp những bức ảnh nhằm cổ xúy một cách chân thật nhất cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta với nhân dân thế giới.

Vậy mà bây giờ - như trong bài viết của ông Phan - mái nhà của bà Madeleine Riffaud, nơi bà từng dành cho cán bộ của phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam VN nghỉ ngơi cuối tuần, sau các cuộc đàm phán căng thẳng đã sắp sụp mái chỉ vì bà không có tiền sửa. Không chỉ thế, bà còn bị mù lòa, sống cô độc và thiếu thốn...

Ðọc và thấy buồn, thấy ray rứt vì dân tộc VN ta vốn có truyền thống "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Bây giờ chúng ta đã có hòa bình (đến 33 năm rồi), kinh tế đất nước ta đã phát triển, chúng ta đã có thể nhớ đến rất nhiều người đã từng "trồng cây" cho ta trong những lúc nguy nan, trong đó có cá nhân bà Madeleine Riffaud. Một mái nhà như mái nhà của bà Madeleine Riffaud, một con người như bà Madeleine Riffaud đáng phải buộc chúng ta ngưỡng mộ, trả nghĩa và biết ơn.

Có thể bằng bất cứ nguồn nào, từ Nhà nước hay huy động từ nhân dân, chúng ta hãy nhanh chóng tìm cách dựng lại mái nhà đã xập xệ của bà Madeleine Riffaud và không để bà phải chịu thiếu thốn trong tuổi già. Tôi tin rằng cả tôi và tất cả chúng ta, ai cũng sẽ muốn làm nhanh chóng điều đó, nhất là khi bà đã ở tuổi 83 gần đất xa trời...

Thực hiện ngay trước khi quá muộn

* Tôi thuộc thế hệ trẻ sinh ra trong thời bình, chỉ được biết tới lịch sử trong những trang sách vốn còn hạn chế về mặt tư liệu. Thật sự giới trẻ chúng tôi không có cơ hội được biết đến những câu chuyện cảm động đầy chân thành của bạn bè quốc tế dành cho cuộc chiến đấu giành độc lập, tự chủ cho đất nước như những tấm gương mà tác giả Hoàng Phủ Ngọc Phan đã chia sẻ.

Bản thân tôi thấy việc thực hiện đặt tên ít nhất là một vài con đường ở các đô thị lớn gắn với sự ủng hộ của những người bạn quốc tế là một cách hết sức thiết thực, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà ông cha ta đã luôn dạy dỗ con cháu. Trên hết, việc làm đó có ý nghĩa quốc tế to lớn trong bối cảnh VN đang vươn lên mạnh mẽ từ trong đổ nát của chiến tranh nhiều năm về trước là một cách ngoại giao văn hóa - lịch sử để thúc đẩy sự hiểu biết về lịch sử giữa các dân tộc.

Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện, đừng để những lời kêu gọi trở nên muộn màng khi những nhân chứng sống không còn.

* Trong sách giáo khoa lịch sử lớp 9 và 12 viết về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chỉ có vài dòng ngắn gọn: cuộc kháng chiến của ta thắng lợi là nhờ có sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Ngoài ra không có thêm một tư liệu nào khác. Vì vậy mà việc giáo dục học sinh lòng biết ơn về sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế phần nào hạn chế.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay sự giao lưu giữa các nước ngày càng mở rộng, sự hiểu biết lẫn nhau là cần thiết, nên tôi rất đồng tình với ý kiến tri ân bằng cách đặt tên đường, đặc biệt là chúng ta có một ngày hội để tỏ lòng tri ân, vì đó còn là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại quá khứ đồng thời mở hướng tương lai.

* Ngày hội này thật sự cần thiết. Khi Bác Hồ còn sống, Bác cũng đã có những cuộc gặp xúc động tri ân các ân nhân, bạn bè quốc tế trong cuộc chiến giành độc lập của chúng ta. Ngày hội này không chỉ để biết ơn những ân nhân đó, mà để tri ân cả những dân tộc anh em đã giúp đỡ chúng ta. Tôi cũng rất đồng tình với ý kiến về việc tri ân bằng cách đặt tên cho các con đường tại VN, đây cũng là cách dạy lịch sử một cách thực tiễn nhất.

Tôi rất mong báo Tuổi Trẻ và các báo khác đưa vấn đề này lên mạnh mẽ nhằm thúc đẩy việc thực thi những ý tưởng trên một cách nhanh chóng. Ðã thấy đúng và cần thiết thì chúng ta phải làm ngay trước khi quá muộn.

LÊ LAM (Ðài phát thanh Ðồng Hới, Quảng Bình)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên