08/11/2006 16:46 GMT+7

Việt Nam vào WTO: Được gì, lo gì?

Theo LS Nguyễn Ngọc Bích - Báo Phụ nữ
Theo LS Nguyễn Ngọc Bích - Báo Phụ nữ

Ta tưởng tượng trên một sân chơi có hai nhóm trẻ, một nhóm lớn có gần 150 em chơi với nhau; trong khi có một nhóm nhỏ độ 20 em đứng lẻ tẻ bên ngoài.

4kEeMv8e.jpgPhóng to
VN đã có mặt trên bản đồ thành viên WTO - Ảnh AFP
Ta tưởng tượng trên một sân chơi có hai nhóm trẻ, một nhóm lớn có gần 150 em chơi với nhau; trong khi có một nhóm nhỏ độ 20 em đứng lẻ tẻ bên ngoài.

Vì nhóm lớn có luật chơi của nó nên em bé riêng lẻ muốn tham gia nhóm ấy phải từ bỏ một số thói quen của mình, chấp nhận luật chơi chung cho đến mức độ thỏa mãn các yêu cầu của nhóm kia. Nhóm kia là WTO, em nhỏ là chúng ta.

Bài viết của LS Nguyễn Ngọc Bích với những phân tích khá thú vị về việc gia nhập WTO.

Mục tiêu và chức năng của WTO:

Là một tổ chức thương mại của các nước trên thế giới được thành lập vào năm 1995, WTO có 6 chức năng: quản lý việc thực hiện hệ thống hiệp định thương mại của WTO; cung cấp địa điểm đàm phán thương mại gồm nhiều lĩnh vực; xử lý tranh chấp thương mại; giám sát chính sách thương mại của các thành viên; hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho các nước đang phát triển và triển khai hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.

Hệ thống hiệp định thương mại của WTO gồm có 17 hiệp định mà khi gia nhập VN sẽ ký.

Lai lịch của WTO:

WTO thoát thai từ thỏa ước chung về thuế quan và thương mại từ năm 1948 giữa 23 nước (GATT)

GATT đưa ra 10 nguyên tắc cho việc tự do hóa thương mại: lấy nền kinh tế thị trường làm cơ sở, đề xướng nguyên tắc cạnh tranh tự do; không phân biệt đối xử; đãi ngộ tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia; thuế quan là biện pháp bảo hộ duy nhất; cùng ưu đãi nhau; cấm hạn chế số lượng và thực hiện thống nhất chính sách thương mại đối với các nước.

Trong số các nguyên tắc của GATT, có 2 cái quan trọng nhất là: tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Đãi ngộ tối huệ quốc là cam kết của một nước đã ký kết rằng: “ khi hàng hóa của các ông nhập vào nước tôi thì tôi sẽ đối xử với chúng như nhau, không có ai hơn ai kém”.

Trong nguyên tắc đối xử quốc gia, nước ký kết cam kết với các nước khác rằng: “ khi hàng hóa của các ông đã nhập vào nước tôi rồi, chúng sẽ đối xử với y như hàng hóa mà công dân nước tôi sản xuất về thuế, mua bán và sử dụng”. Tuy nhiên, có những sự miễn trừ như đã đề cập.

WTO tiếp tục duy trì 10 nguyên tắc cơ bản của GATT, như vì là một tổ chức nên nó còn có 6 chức năng như đã nêu.

Vào làm chi?

Một nước muốn phát triển thì phải gia tăng mức sản xuất về hàng hóa và dịch vụ để ai cũng có công ăn việc làm, đồng lương khấm khá, có mua có sắm, có để dành cho con cháu.

Muốn vậy phải trao đổi hàng hóa và dịch vụ của mình với các nước khác; mua nguyên liệu của họ, bán sản phẩm của mình hay ngược lại. Nếu khi mình phải mua bán như thế mà bị 1, 2 nước nào đó ách lại; chỉ cho hàng mình nhập vào họ theo hạn ngạch, hay phải có giấy phép khi nhập khi xuất, hay đánh thuế quan cao (các biện pháp bảo hộ mậu dịch) thì việc thương mại sẽ bị kẹt.

WTO hiện có 149 nước hội viên, họ mua bán với nhau theo các nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia mà mình cứ đứng ngoài thì sẽ bị bỏ rơi về mặc kinh tế và phát triển. Do vậy khi nền kinh tế của quốc gia phát triển đến mức nào đó thì phải gia nhập để được chơi chung.

Phải làm gì?

Là hội viên của WTO, chính phủ ta phải 2 việc: tiếp tục các chính sách kinh tế mà dù có là thành viên hay không vẫn phải làm; xin gọi là chính sách cơ bản: thứ nữa, phải thực hiện một số công tác mới trong tư cách hội viên của WTO; đó là chính sách đáp ứng. Hai công tác này hỗ trợ nhau, cái sau thúc đẩy cái trước và cái trước tạo điều kiện cho cái sau.

Doanh nghiệp làm chi?

Dùng hình ảnh biển ở Vũng Tàu để chỉ 149 nước trong WTO, VN ta là sông Sài Gòn và DN là các loại thuyền bè đi lại trên sông Sài Gòn. Các doanh nghiệp của ta đang làm ăn thì chính phủ ta khai rộng bờ và đào sông sâu, theo yêu cầu của WTO, khiến nước từ biển ùa vào; sông hòa với biển. Trong tình cảnh này, các DN thấy bị “sóng đánh” từ 4 phía:

- Do việc chính phủ tạo dẹp bớt rào cản, thị trường bớt rào cản, một môi trường kinh doanh cạnh tranh mở ra cho mọi DN; hàng hóa và dịch vụ từ các nước ngoài ùa vào và doanh nhân thấy hàng hóa của mình bị cạnh tranh khốc liệt, liên tục gỉam giá, tăng mức chiết khấu, kéo dài khuyến mãi mà bán mãi chưa hết, thu tiền về khó hơn trước. Đó là tác động của cạnh tranh.

- Do việc các nước khác mở cửa thị trường của họ cho mình, mức thuế quan thấp, bỏ hạn ngạch cho hàng của mình bán sang bên đó; lấy ngoại tệ về; thu lời lãi để tái đầu tư mở rộng. Tác động gia tăng xuất khẩu.

- Do chuyện đầu tư nước ngoài bây giờ không còn phải trả tiền thuê đất cao hơn, tiền trả cho điện nước cũng không khác gì với giá dành cho DN trong nước nên DN thấy có các DN của người nước ngoài xuất hiện, biến mình thành nhà cung cấp hay mua hàng của họ, hay hàng của họ cạnh tranh với hàng mình. Tác động của sự sầm uất.

- Cuối cùng, một ngày nào đó trong mội trường cạnh tranh và bình đẳng bỗng thấy nhãn hiệu hàng hóa của mình đã đăng ký bị người khác bắt chước hay bỗng nhiên thấy hàng mình đang bán bị quản lý thị trường ách lại vì có ai thưa mình vi phạm nhãn hiệu hàng hóa của họ hay bắt chước kiểu dáng của họ. Tác động về tăm tiếng.

Trong từng tác động một DN sẽ phải hành động khác nhau. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý sau khi gia nhập WTO là bây giờ các DN phải đóng vai trò chính; chính quyền chỉ hỗ trợ ; không thể bao biện hay quản lý như trước.

Còn DN phải tự chống chỏi và chính quyền chỉ còn - và bị luật WTO buộc - đứng ngoài việc đi lại của các con tàu. Nhiệm vụ của chính quyền bây giờ là giữ cho lòng sông sâu, giữ cho bờ sông rộng; tạo cho luồn gió thổi trên cả dòng sông; nghĩa là bảo đảm cho môi trường kinh doanh phân minh, bình đẳng cho tất cả tàu thuyền. Hoàn cảnh kinh tế mới của chúng ta là như thế. Gia nhập WTO có ý nghĩa như vậy.

Theo LS Nguyễn Ngọc Bích - Báo Phụ nữ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên