02/07/2008 18:20 GMT+7

Viêm miệng Aphter

BS LÊ THÚY TƯƠI
BS LÊ THÚY TƯƠI

TTO - * Em 25 tuổi, sức khỏe bình thường nhưng thường xuyên bị lở miệng. Mặc dù em rất chịu khó ăn rau và đồ mát nhưng vẫn bị lở miệng thường xuyên, không biết có phải do stress hay không vì em thường phải làm việc rất bận 12-14 giờ/ngày?

(Nguyen Huy Dat)

- Trả lời của Phòng mạch Online:

Triệu chứng của bạn có lẽ là đang tự nhiên thấy trong miệng rát, đỏ rồi từ chỗ đỏ xuất hiện vết loét. Vết loét làm bạn nuốt nước miếng, ăn gì cũng đau. Đã thế nước miếng bài tiết nhiều do sự kích thích của ổ loét khiến bạn khó chịu, không lúc nào yên. Nhiều tác giả cho rằng đây là viêm miệng do virus có tên gọi là Aphter. Đây là bệnh khá phổ biến, nữ giới và tuổi học đường hay bị. Tỉ lệ mắc bệnh khá cao, xấp xỉ 20% dân số. Còn tại sao bệnh xuất hiện ở phái nữ, nhiều tác giả cho rằng phụ nữ là “phái yếu” nên khả năng chống lại virus cũng “yếu” (?!).

Các nhà miễn dịch học cho rằng những người viêm miệng Aphter thường liên quan đến tình trạng suy giảm miễn dịch ở vùng niêm mạc miệng và lưỡi. Như bạn ngày làm việc 12-14 giờ/ngày, chịu áp lực nhiều cũng là tác nhân gây suy giảm miễn dịch ở vùng niêm mạc miệng, lưỡi. Bệnh không thể chữa khỏi hẳn, virus cứ tồn tại ở đó chờ cơ thể suy yếu thì gây bệnh, bệnh tái phát khi cơ thể suy yếu như bị cảm sốt, tiêu chảy...

Bạn đã tích cực ăn đồ mát, ăn rau là những cố gắng cần phải làm. Tuy nhiên, với cường độ như vậy thì bạn sẽ ăn uống thất thường. Nếu lại phải chấp nhận thực phẩm đường phố thì họ tẩm ướp những phụ gia không cho phép cũng là yếu tố làm cơ thể bạn khó hấp thu những chất cần thiết.

Do vậy ở bạn có hai vấn đề: cường độ làm việc và chế độ ăn uống cần sắp xếp cho phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm vitamin PP, vitamin C, bổ sung viên sắt bởi một số tác giả thấy nó liên quan đến việc giảm sắt hoặc acid folic trong máu để hạn chế tổn thương của viêm miệng.

Khi bị viêm bạn nên mua Zytec gel (bôi miệng ngày ba lần, trước ăn 30 phút) hoặc có thể dùng Lidocain 2% khi miệng đau. Các yếu tố được xem là có liên quan như chấn thương do xỉa răng, đánh răng, có bệnh vùng hầu họng làm thay đổi độ pH nước miếng, dị ứng với thức ăn, dị ứng thuốc, có kinh.

Trường hợp khác có thể không phải do Aphter mà lại do Herpes virus. Cả hai loại đều chưa có kháng sinh đặc hiệu chữa trị. Vì thế bạn uống vitamin PP, C, viên sắt dài dài mới mong virus không “khủng bố” bạn.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai, bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe vui lòng gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Chân thành cảm ơn!

B.CHÂU thực hiện

BS LÊ THÚY TƯƠI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên