10/11/2005 13:50 GMT+7

Vì sao Nhà hát Kịch VN dừng dựng Trai nhảy?

Theo Thể thao và Văn hóa
Theo Thể thao và Văn hóa

Theo kế hoạch, lẽ ra, ngày 28-10, Nhà hát Kịch VN khởi công dựng vở Trai nhảy (tác giả kịch bản: Vương Huyền Cơ) và hoàn thành vào cuối tháng 11-2005. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất, NH đã dừng dựng Trai nhảy (theo quyết định của Cục Nghệ thuật Biểu diễn)...

wY3IFcsy.jpgPhóng to
"Trai nhảy" trên sân khấu Kịch Sài Gòn

1. Hài kịch Trai nhảy được nghệ sĩ Phước Sang - một ông bầu được đánh giá là khá nhạy cảm với độ “nóng” của thị trường sân khấu - chính thức đưa lên sàn diễn trong khi đạo diễn Lê Hoàng và ê-kíp của anh đang rục rịch bấm máy phim Trai nhảy, tiếp theo những Gái nhảy, Lọ lem hè phố...

Và từ 31-8-2005, “trai” bắt đầu “nhảy” trên sân khấu Kịch Sài Gòn. Hai gã trai nhảy bảnh chọe: Tuấn, Viễn chuyên đi mồi chài những phụ nữ luống tuổi, lắm tiền nhưng cô đơn đến tìm vui trong vũ trường. Và hai quý bà (bà Sương - một góa phụ rất giàu có, bà Loan thì bị chồng phụ bạc) đã trở thành nạn nhân của những gã trai này. Hậu quả là những tấm hình phòng the bị tung lên mạng internet để tống tiền, con gái của bà Sương suýt bị gã trai nhảy làm nhục..., và bi đát hơn, con bà Loan đã uống thuốc độc tự vẫn vì xấu hổ!

Có thể thấy, đây là những đề tài “nóng”, có vẻ dễ “ăn khách”. Thế nhưng, tại TP.HCM, sau những tò mò ban đầu, tính tới nay, Trai nhảy của ông bầu Phước Sang cũng đã “hạ nhiệt”, và không để lại dấu ấn trong lòng khán giả!

Tuy vậy, việc Nhà hát Kịch Việt Nam dự định đưa Trai nhảy tới sân khấu Thủ đô lại gây sửng sốt với khá nhiều người. Gọi Trai nhảy là hài kịch, nhưng lại không thể cười, nhất là với một cái kết bi đát do sự thiếu trách nhiệm của những bậc làm cha mẹ với con cái. Cũng không thể gọi là bi kịch. Có lẽ, Trai nhảy chỉ đơn giản phản ánh những vấn nạn của đời sống.

2. Chắc hẳn, khi xem xét dựng vở Trai nhảy, lãnh đạo Nhà hát Kịch VN cũng như Hội đồng nghệ thuật của nhà hát đều mong muốn mở ra một hướng đi mới, để mong kéo khán giả tới rạp - một việc làm rất cần thiết trong tình hình sân khấu hiện nay. Nhưng, khi Trai nhảy của ông bầu Phước Sang đã không thể gây “sốt” trên sân khấu TP.HCM thì liệu có thu hút được khán giả ở Hà Nội hay không?

Còn có ý kiến cho rằng, các đoàn kịch xã hội hóa có thể bỏ tiền túi để dựng một vở tương tự như Trai nhảy, nhưng dùng tiền nhà nước thì không thể được. Nhà nước đầu tư tiền cho các đơn vị để làm những vở quy mô, có giá trị nghệ thuật. Hơn nữa, NH Kịch Việt Nam - “anh cả đỏ” - mà dựng Trai nhảy thì không xứng tầm!

Có một hiện tượng mà lâu nay giới sân khấu vẫn nói vui với nhau là “ca-ve hóa nghệ thuật”. Gái làng chơi, sinh viên bỏ học đi “làm tiền”, thanh niên sức dài vai rộng lại đến vũ trường để mua vui cho các bà sồn sồn... lần lượt xuất hiện trên sân khấu. Bằng cách này hay cách khác, những vấn đề nhạy cảm nhất, những pha “nóng” nhất được đưa lên sàn diễn, mà mục đích duy nhất là để câu khách...

Song, cứ để khán giả phải nhai mãi cái món (được xem) là “độc” (đáo) này có gây ngán ngẩm không?

Theo Thể thao và Văn hóa
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên