Vì chương trình giáo dục chưa tập trung bồi dưỡng kỹ năng sống, khiến các em thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc? Vì các em "học tập" qua truyền thông những câu chuyện tự tử? Vì sự phát triển tâm sinh lý phức tạp của tuổi mới lớn là thử thách quá lớn với nỗ lực "tiệm cận" con của các bậc cha mẹ khi gánh nặng mưu sinh còn trĩu nặng?
Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc theo dõi các ý kiến sau và cùng chia sẻ quan điểm riêng và tham gia thực hiện thăm dò ở cuối bài.
3 học sinh lớp 7 "chết cùng nhau"Đau đớn cái chết của ba học sinh lớp 7
Phóng to |
Sự thiếu quan tâm, chia sẻ, đồng cảm của cha mẹ phải chăng là nguyên nhân chính khiến trẻ vị thành niên dễ nảy sinh suy nghĩ tự tử khi gặp chuyện buồn? - Ảnh chỉ mang tính minh họa: từ Internet |
Sự quan tâm, động viên con cái là xa xỉ?
Những khó khăn về cuộc sống vật chất nếu không được bố mẹ thầy cô định hướng, quan tâm rất dễ dẫn đến như suy nghĩ tiêu cực của trẻ nhỏ. Mới lớp 7 mà mỗi đứa trẻ phải thức khuya dậy sớm cơm nước lo cho gia đình như một người lớn thực thụ. Điều đó có thể khiến các em cảm thấy cuộc sống thật cơ cực, không có tương lai. Nếu những người lớn càng thờ ơ thì thật là tai hại.
Bên cạnh đó các em còn có sự đồng cảm ủng hộ nhau thì điều các em cùng tìm đến cái chết là điều dễ xảy ra. Chia buồn với gia đình, và cũng là lời cảnh tỉnh cho xa hội. Đó là điều kiện vật chất, là sự thờ ơ của người lớn chúng ta. Bố mẹ, gia đình luôn theo một mô típ cũ dễ hiểu là: Con tự lớn, tự khôn, trong đau khổ mới thành người.
Dù thương con nhưng vì điều kiện nên đã vô tình thờ ơ và coi sự quan tâm động viên về tinh thần là điều xa xỉ. Mặt khác là sự ảnh hưởng của lối sống hiện đại: sách báo, tivi, phim ảnh... cho các em thấy cuộc sống mình cần có thay đổi. Về cái chết, về kiếp khác, thiên đường... Người thầy cũng đóng vai trò lớn trong việc quan tâm và điều chỉnh tâm lý cho con trẻ, đặc biệt là giai đoạn như học sinh lớp 7.
Những bài học về đạo đức, về tình người, về sự cố gắng vượt qua dan khổ. Những bài học về cuộc sống thực, về cái hiện hữu cần được nhấn mạnh và chú trọng để định hướng tâm hồn cho con trẻ.
Phóng to |
Những dòng tâm sự trong cuốn nhật ký của em Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đang được gia đình giữ - Ảnh: Đức Lập |
Đổ sông bể công sinh thành dưỡng dục
Tôi rất tiếc cho 3 em vì các em đã tìm tới cái chết khi còn quá trẻ. Nhưng người mà tôi thương nhất và muốn thông cảm nhất là ba mẹ của các em, và tôi trách các em tại sao lại suy nghĩ nông cạn quá? Các em có biết rằng hành động đó là quá ích kỷ?
9 tháng mang nặng đẻ đau của mẹ, mười mấy năm trời nuôi dưỡng của mẹ cha... Thế mà các em lại coi nhẹ cái mạng sống của mình chỉ vì những nỗi buồn của riêng mình. Đồng ý rằng, cũng rất thông cảm và rất thương vì lúc đó các em đang có những trầm cảm khó nói, nhưng các em à, cuộc sống luôn có những khó khăn mà?
Cần có phòng tư vấn tâm lý học đường Có chuyện buồn, các em thường tâm sự với những bạn cùng lứa và tất nhiên những người bạn này cũng không giúp gì được cho các em. Mỗi trường học cần có một phòng tư vấn tâm lý học đường mà ở đó các em dễ dàng thổ lộ tâm sự của mình và được giữ bí mật tuyệt đối, đáng tin cậy và cho các em những lời khuyên hữu ích. Đến bao giờ điều này thành hiện thực? |
Cấp dưới (từ 1-12) thì giáo dục chỉ chú trọng đến văn hóa, còn lên cao đẳng, đại học thì lại chú trọng vào chuyên môn. Còn môn giáo dục công dân thì chỉ học cho có, môn tâm lý thì không thấy.
Bởi vậy có rất nhiều vấn đề học sinh không biết xử lý thế nào? Chia sẻ thế nào? Chia sẻ cho ai? Vào thời gian nào? Kết quả với sự non nớt của tuổi thơ nghĩ là không còn lối thoát nên đã xảy ra sự việc đau lòng như vậy. Đã đến lúc gia đình và nhà trường nên xem trọng hơn nữa (về chất lượng) việc học của con em mình.
Lỗi của tất cả!
Đây là lỗi của gia đình, bạn bè và giáo viên chủ nhiệm! Dường như họ đã biết trước điều gì, nhưng không ai xem xét, giúp đỡ.
Thật đáng buồn cho những đứa trẻ và chia sẻ cùng ba gia đình, mong rằng sẽ không thể tái diễn.
Cha mẹ hãy làm bạn của con
Thật là một sự việc hết sức đau lòng. Gia đình cần hiểu chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn mà các em gặp phải. Đôi khi những suy nghĩ chưa chín chắn sẽ làm các em bế tắc không lối thoát.
Cha mẹ hãy là những người bạn và dành nhiều thời gian hơn cho các em. Ở trường thì thầy cô nhất là thầy cô chủ nhiệm cần chú ý những biểu hiện tiêu cực của hs để tìm cách giải quyết cũng như động viên kịp thời.
Chính người lớn đẩy con trẻ đến cái chết
Tôi cũng có con gái năm nay học lớp 7. Cháu cũng giống như ba em học sinh trên, chăm ngoan và học giỏi. Nhiều khi có nhiều chuyện buồn trong trường, cháu thường về nhà và chia sẻ với gia đình, và tôi cũng lựa lời mà an ủi cháu.
Tôi nghĩ trong chuyện này, ba mẹ là người có lỗi nhiều nhất, tại sao họ không thường xuyên hỏi han các cháu về chuyện trường lớp, hay gia đình đã có những hành động gì để cháu suy nghĩ và làm điều dại dột như vậy? Tôi thiết nghĩ, nguyên nhân mọi cái chết đau lòng của giới trẻ ngày nay đều do người lớn chúng ta ra cả mà thôi.
Theo bạn, việc học sinh tự tử tập thể là do:
Vì gia đình thiếu quan tâm, chia sẻ, đồng cảmVì đặc điểm tâm lý lứa tuổi, dễ nghe theo lời rủ rê của bạn bè Vì bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện tự tử biết được qua truyền thông Ý kiến khác
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận