26/11/2007 17:43 GMT+7

Về làng cốm dẹp Ba So mùa lễ hội Ok Om Bok

Theo ĐÌNH CẢNH - Sài Gòn Giải Phóng
Theo ĐÌNH CẢNH - Sài Gòn Giải Phóng

Cốm dẹp là món ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ. Gắn với món ăn ngon này là lễ hội truyền thống Ok Om Bok hay còn gọi là lễ hội Cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 hàng năm.

EPBFwuG2.jpgPhóng to
Cốm dẹp ngon phải làm từ nếp sáp
Cốm dẹp là món ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ. Gắn với món ăn ngon này là lễ hội truyền thống Ok Om Bok hay còn gọi là lễ hội Cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 hàng năm.

Hương nếp mới làm ra cốm dẹp để Cúng Trăng hàm ý tạ ơn đất, trời đã mang lại mùa màng bội thu và tiếp sức cho nhà nông bước vào mùa vụ mới.

Nét đẹp làng nghề

Nếu ai có dịp về Cầu Ngang (Trà Vinh) thăm xã Nhị Trường thì đến làng cốm dẹp Ba So. Anh Thạch Dung, 50 tuổi ,Trưởng ban nhân nhân ấp Ba So kể: “Nghề cốm dẹp ở đây có hơn 100 năm, chủ yếu người trước chỉ lại cho người sau. Làng thật sự nhộn nhịp khi gần đến mùa lễ hội Ok Om Bok”.

jO8sBJcY.jpgPhóng to
Cối quết cốm dẹp phải làm bằng gỗ
Vợ chồng anh Thạch Chánh, 47 tuổi, ở ấp Ba So, làm cốm dẹp trên 24 năm, bật mí: “Cốm dẹp ngon phải làm từ nếp sáp vì nếp sáp dẻo, thơm hơn nếp thường. Rang cốm dẹp phải dùng nồi đất, cối quết cốm dẹp phải bằng cây...”.

Sản phẩm cốm dẹp được tính bằng giạ. Ở làng nghề này vào vụ (tháng 9,10 Âm lịch) từ tờ mờ sáng tiếng giã cốm dẹp rộn rã cả làng. Thức sớm để giã được nhiều, giao hàng đúng giờ cho thương lái.

Thường từ 4g sáng đến 3g chiều cùng ngày, một kíp thợ 4 người giã được 3 đến 4 giạ cốm dẹp, mỗi giạ bán được 150.000 đến 170.000đ, trừ chi phí mỗi người thu nhập 60 đến 70.000đ, chủ yếu lấy công làm lời. Ngày nay, ngoài món cốm dẹp trộn với dừa nạo, bà con còn dùng cốm dẹp để gói bánh ăn rất ngon.

Cốm dẹp Ba So, ấp Tụa, Nhị Trường, Cầu Ngang (Trà Vinh) hình thành và phát triển ngót 100 năm, nổi tiếng cả vùng và các tỉnh ĐBSCL. Có điều lạ là ở làng cốm này, trong 20 hộ hành nghề có hơn 50% hộ nhận giã cốm gia công cho thương lái.

qGdcmrus.jpgPhóng to
Sàng sảy nếp làm cốm dẹp
Giải đáp nỗi bâng khuâng của tôi, anh Thạch Dung phân trần: do tính chất sản xuất theo mùa vụ, bà con lại thiếu vốn, sản xuất nhiều không nơi tiêu thụ, nên phần lớn bà con chỉ làm theo đơn đặt hàng của thương lái.

Hai năm gần đây, thông qua dự án giải quyết việc làm do hội nông dân hỗ trợ, bà con làng nghề được trợ vốn ưu đãi hơn 50 triệu đồng sản xuất. Thế nhưng, hết mùa lễ hội, phần lớn bà con bỏ nghề đi làm thuê, làm mướn tận Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM…

Ấp Ba So có 282 hộ dân thì có đến 75 hộ nghèo và phần lớn hộ làm nghề cốm dẹp là những hộ nghèo. “Ly nông bất ly hương”, có giải quyết đồng bộ việc làm, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm thì làng nghề sẽ không mai một. Trách nhiệm này thuộc về nhiều ngành...

Chị Lê Thị Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đông Bình, khoe: “Cốm dẹp Phù Ly có hương vị đậm đà, dẻo thơm vì người làm cốm ở đây sử dụng nếp nguyên liệu là “nếp mùa”. Hiện Hội Liên hiệp Phụ Nữ xã đang quản lý 3 tổ sản xuất cốm dẹp ở đây (chiếm đa số hộ sản xuất cốm dẹp) để tổ chức sản xuất và mang đi tiêu thụ.

Nếu sản xuất ổn định, số lượng đủ cung cho thị trường quanh năm, thì việc đưa cốm dẹp vào hệ thống siêu thị sẽ không khó. Vấn đề hiện nay là làm sao giúp vốn cho làng nghề duy trì, mở rộng sản xuất đồng thời đưa làng nghề vào tour du lịch thì hương cốm dẹp - một đặc sản của bà con Khmer ở Phù Ly - Đông Bình sẽ bay xa”.

Theo ĐÌNH CẢNH - Sài Gòn Giải Phóng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên