![]() |
Nhân viên tư vấn mua hàng trả góp của Công ty Tài chính Việt (SG VietFinance) tư vấn khách hàng tại trung tâm điện máy Gia Thành, quận 5, TP.HCM - Ảnh: Thanh Đạm |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Theo các chuyên gia, trong thời buổi khó khăn, người vay nếu không "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", liệu cơm gắp mắm có thể rơi vào tình trạng... phá sản.
Vay tiền không cần đến ngân hàng
Tháng 9-2007, SG VietFinance trở thành công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên cho vay tiêu dùng tại thị trường VN, chủ yếu cho vay trả góp xe gắn máy, laptop và đồ nội thất. Sau SG VietFinance, Công ty tài chính Prudential (PruFC), Tập đoàn GE Money của Mỹ - có thế mạnh trong tín dụng tiêu dùng cá nhân mua ôtô - và PPF (CH Czech) được chấp thuận kinh doanh loại hình cho vay tín chấp tiêu dùng tại VN.
Đối tượng mà các công ty này nhắm đến là giới trẻ vì không cần phải thế chấp tài sản như vay tiền ở ngân hàng. Đa số công ty chỉ yêu cầu khách hàng kê khai theo mẫu kèm sổ hộ khẩu, CMND. Người vay tiền chỉ cần có thu nhập 2-3 triệu đồng/tháng trở lên và phải trả trước tối thiểu 20-30% giá trị món hàng, còn lại sẽ được cho vay, số tiền tối đa có thể lên đến 200 triệu đồng, trả góp trong vòng sáu tháng đến ba năm.
Điều kiện vay thoáng nên lãi suất khá cao. Từ cuối tháng 6-2008, SG VietFinance hạ lãi suất cho vay xuống còn 1,75%/tháng (21%/năm), nhưng khách hàng phải chịu thêm phí 7% trên tổng giá trị món hàng, tính ra khoản phải trả lên đến 2,2-2,75%/tháng. Công ty TNHH Giấc Mơ Dễ Dàng (Easy) đang cho vay với lãi suất 2,5%/tháng nhưng khách hàng không phải chịu khoản phí như khi vay ở SG VietFinance. Prudential Finance lại cho vay với lãi suất chỉ 1-1,15%/tháng nhưng đối tượng khách hàng rất chọn lọc, trung bình mỗi ngày công ty nhận 350-400 hồ sơ đăng ký song chỉ xét duyệt cho vay 15% hồ sơ.
Ngân hàng siết tín dụng tiêu dùng
Cuối năm 2007, hàng loạt chương trình cho vay tín chấp tiêu dùng của các NH nội lẫn ngoại được tung ra. Điển hình là NH Đông Á phối hợp với trung tâm mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim cho khách hàng vay mua hàng trả góp với lãi suất 0%. Sau đó là các NH thương mại như NH Xuất nhập khẩu VN (Eximbank), NH Kỹ thương (Techcombank), NH Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Habubank... cũng tham gia.
Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, do bị khống chế tăng trưởng tín dụng trong khoảng 30%, các NH thương mại đã hạn chế cho vay tiêu dùng. Giám đốc NH Đông Á Trần Phương Bình cho biết chỉ xem xét cho vay tiêu dùng đối với những khách hàng truyền thống nhưng rất hạn chế. Giám đốc một NH thương mại cổ phần khác cho biết NH nhận được rất nhiều hồ sơ xin vay sửa chữa nhà, mua xe máy, nội thất, nhưng vì tỉ lệ tăng trưởng tín dụng đã gần chạm mức 30% nên NH phải khóa van tín dụng.
Không chỉ NH, các công ty tín dụng tiêu dùng cũng tiết lộ từ khi bắt buộc phải hạ lãi suất xuống mức 21%/năm, họ bắt đầu siết lại cho vay bởi với mức lãi suất này, cộng thêm chi phí hoạt động doanh nghiệp không có lời trong khi độ rủi ro quá cao. Có công ty tiết lộ khả năng khó hoặc không thể thu hồi vốn lên đến 18% tổng cho vay. Nguyên nhân là sau thời gian ân hạn nhiều khách hàng không chịu trả nợ, có trường hợp người đứng tên vay tiền đã mất hoặc chuyển chỗ ở mà không thay đổi hộ khẩu nên công ty không biết đường đâu mà thu tiền.
Người tiêu dùng dè dặt Chị Thu (Q.3, TP.HCM) cho biết chị định vay tiền SG VietFinance mua chiếc xe Attila Elizabeth giá 32 triệu đồng, trả góp trong 12 tháng. Tuy nhiên sau khi được tư vấn về thủ tục, lãi suất cũng như số tiền phải trả hằng tháng chị vẫn chần chừ chưa quyết định. Chị cho biết với 7% phí hoạt động tín dụng trên tổng giá trị chiếc xe khoảng 2,065 triệu đồng, phí trước bạ 2,5 triệu đồng và số tiền gốc 20% (5,9 triệu đồng), số tiền phải trả ban đầu đã xấp xỉ 10,5 triệu đồng. Với mức lương khoảng 4 triệu đồng/tháng như chị hiện nay thì số tiền còn lại sau khi trả lãi và gốc hằng tháng (2,36 triệu đồng) chị không đủ chi dùng trong điều kiện giá cả sinh hoạt tăng chóng mặt như hiện nay. Tương tự, anh Tâm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) dự định mua trả góp chiếc xe Future Neo ở Công ty Easy phải gác lại ý định vì tiền lãi hằng tháng quá cao. Các công ty cho vay tiêu dùng cho biết lượng khách hàng vay vốn thời gian gần đây sụt giảm mạnh do tình hình giá cả leo thang trong khi đồng lương không tăng. Các công ty cũng siết chặt điều kiện cho vay so với trước. Nhiều công ty sau thời gian dài "thai nghén" định tung ra những sản phẩm mới như cho vay sửa nhà đành gác lại ý định vì thấy quá nan giải trong việc thẩm định cho vay cũng như thời hạn thu hồi vốn quá dài. Cuối tháng sáu, một công ty định chạy chương trình khuyến mãi cho vay mới cũng phải gác lại vì qui định trần lãi suất cho vay không quá 21%/năm của NH Nhà nước. Đại diện một công ty cho biết để có lời, đồng thời có chi phí bù đắp khoản rủi ro cho hình thức cho vay tín chấp, thời gian tới sẽ áp dụng thu phí bảo hiểm vào các khoản vay trả góp của khách hàng. Khoản phí này khoảng 0,25%/ tháng và được cộng gộp vào lãi suất phải trả hằng tháng của khách hàng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận