Phóng to |
Ngày 27-10, dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ đã được các đại biểu Quốc hội bàn luận sôi nổi nhưng với những ý kiến hết sức trái chiều nhau. Với "quy định quyền đối với giống cây trồng" thì có đại biểu bảo phải bỏ vì nếu áp dụng sẽ làm khó cho nông dân, trái lại, có đại biểu lại bảo phải giữ thì mới khuyến khích sự sáng tạo và do đó mới phát triển được nông nghiệp.
Với chuyện bản quyền về âm nhạc cũng vậy. Phần đông đại biểu cho rằng, đã gia nhập Công ước Bener thì phải tuân thủ theo công ước đó, nghĩa là dùng tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào cũng phải trả tiền bản quyền cho tác giả.
Vietnam Airlines vẫn có thể sử dụng các tác phẩm âm nhạc VN Ngày 10-11, ông Nguyễn Tấn Chấn - người phát ngôn của Vietnam Airlines (VNA) cho biết, lâu nay VNA vẫn hợp đồng với Hồ Gươm Audio để cung cấp các chương trình ca nhạc phát trên máy bay theo định kỳ. Tuy nhiên đến tháng 11.2005, hợp đồng đã hết hiệu lực nên VNA không còn các chương trình ca nhạc VN để phát trên các chuyến bay. Tuy vậy, văn bản số 4549/ BVHTT - VP nêu rõ: Trong khi Luật Sở hữu trí tuệ chưa được ban hành, các văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc trả nhuận bút, thù lao khi các sản phẩm băng đĩa nhạc được sử dụng trên các chuyến bay thương mại thì VNA và chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc và các bên liên quan trao đổi thoả thuận với nhau phù hợp với quy định tại Bộ luật Dân sự và Nghị định số 51/2002/NĐ-CP. Hiện tại, vụ việc chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định nên VNA trên nguyên tắc vẫn có thể sử dụng tác phẩm âm nhạc trên các chuyến bay trong nước và quốc tế. |
Sở dĩ có những ý kiến trái chiều nhau là vì có lẽ một vài đại biểu Quốc hội chưa thật thấu đáo về luật. Chẳng hạn Điều 75 Luật Dân sự: Các quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, phần c,d ghi: Quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình.
Điều 778 (Nghĩa vụ của tổ chức phát thanh, truyền hình): Ghi tên tác giả, tên người biểu diễn, đảm bảo sự toàn vẹn nội dung tác phẩm và trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, nếu sử dụng tác phẩm đã công bố để xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình của mình. Vậy thì việc trả tiền bản quyền đối với tác phẩm của nhạc sĩ là đúng với Luật Dân sự, còn việc tính toán ra sao, trả thế nào là việc thoả thuận giữa người có tác phẩm và người sử dụng.
Đài Truyền hình VN là một trong các đơn vị đi đầu về việc hưởng ứng việc thực thi pháp luật này bằng việc mỗi năm trả 600 triệu đồng tiền tác quyền cho các tác giả. Trong khi đó, Đài Tiếng nói VN, mỗi năm được nhận từ ngân sách 160 tỉ đồng thì lại không biết trả cho ai, trả bằng cách nào về tiền bản quyền âm nhạc!
Mặt khác, đã tham gia công ước quốc tế thì phải theo thông lệ quốc tế chứ không thể có sự áp dụng "sáng tạo" tùy hoàn cảnh được. Nếu cứ theo lý của đại biểu đó thì việc phát quốc ca sẽ không được thu tiền bản quyền, vì "không nước nào làm như thế".
Nhưng theo tờ "Thể thao & Văn hoá" (số ra ngày 29.10) thì ở Hàn Quốc, mỗi lần cử hành quốc ca là phải trả tiền bản quyền và nếu như việc này có làm khó cho những người sử dụng thì đã có giải pháp thoả thuận: Nhân dân đề nghị Nhà nước "mua đứt" bản quyền.
Đã mấy năm nay, Trung tâm BVQTGÂN, Hiệp hội Ghi âm, Trung tâm Quyền tác giả văn học đã được thành lập dưới sự được phép của Nhà nước, Bộ Nội vụ cùng với sự cố vấn thúc đẩy của Bộ VHTT - đã đi vào hoạt động và đại diện cho các tác giả ký hợp đồng bản quyền với một số đơn vị, tổ chức và doanh thu ngày càng tăng, ngày càng đi gần hơn với Công ước Bener và nhận được sự hợp tác tốt của cả 2 bên: Chủ sở hữu tác phẩm và người sử dụng tác phẩm. Cũng có ý kiến cho rằng: Sở dĩ có việc đòi "ráo riết" tiền bản quyền như vậy là vì các tổ chức ở trên được hưởng "hoa hồng" và việc đòi tiền bản quyền và trả cho các tác giả cũng theo một tiêu chuẩn hết sức "tuỳ hứng", "mơ hồ".
Đây là ý kiến thiển cận, chủ quan bởi việc có "hoa hồng" là việc đương nhiên của một tổ chức phi chính phủ, còn việc trả cho các tác giả như thế nào là sự thoả thuận giữa các tổ chức trên với những người chủ sở hữu tác phẩm.
Trở lại việc VNA cắt chương trình nhạc VN trên các chuyến bay thì có thể nói đây là việc làm tuy có chút "tiêu cực" của VNA nhưng nếu nhìn về mặt pháp luật thì rõ ràng đây là một động thái tôn trọng luật pháp. Bởi trong khi chưa biết trả tiền tác quyền như thế nào thì VNA đã ngừng sử dụng các tác phẩm của các nhạc sĩ.
Được biết, ngày 10-11, nhạc sĩ Phó Đức Phương - GĐ Trung tâm BVQTGÂN - thay mặt trung tâm đã có công văn gửi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An bày tỏ mối lo ngại về những khó khăn trong việc xây dựng Luật Sở hữu trí tuệ trong hoàn cảnh còn có những đại biểu Quốc hội chưa hiểu rõ về quyền tác giả như vậy. Và nếu việc thực thi chính sách sở hữu trí tuệ trong nước không được làm tốt chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhìn nhận của thế giới về VN trong lĩnh vực này.
"Không thể hạ giá âm nhạc thấp hơn!"Không có nhạc VN trên các chuyến bay Vietnam Airlines
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận