Nguyên nhân thường gặp nhất là do viêm nhiễm đường hô hấp trên. Đây là một loại co giật lành tính và hầu hết không để lại hậu quả gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết bốn hậu quả có hại có thể xảy ra sau co giật do sốt cao đơn thuần là: giảm chỉ số IQ, tăng nguy cơ bị động kinh, nguy cơ tái phát co giật do sốt cao và tử vong.
Tỷ lệ tái phát cao đối với co giật do sốt cao đơn thuần và thay đổi theo tuổi, khoảng 50% trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi đã có cơn co giật do sốt cao đơn thuần lần đầu tiên và khoảng 30% trẻ 12 tháng tuổi. Việc xử trí co giật do sốt cao ở trẻ tại nhà đúng cách là hết sức quan trọng với bậc phụ huynh trước khi trẻ có thể được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Để xử trí trẻ bị co giật tại nhà, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh thực hiện tuần tự những điều sau đây:
- Đặt trẻ nằm nghiêng sang phải để đờm nhớt dễ chảy ra ngoài, không gây tắc đường thở khi bé đang co giật.
- Dùng vật mềm đặt giữa 2 hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi.
- Cởi bỏ bớt quần áo trẻ khi trẻ đang sốt, dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên người trẻ vùng nách và bẹn nhiều lần để hạ nhiệt, đặt thuốc hạ sốt đường hậu môn nếu có thể.
- Khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Những điều không nên làm khi xử trí một trẻ sốt cao co giật tại nhà:
- Không được tìm cách ngăn cơn giật bằng cách hạn chế cử động của trẻ như bế, ôm, ghì chặt trẻ vào lòng.
- Không dùng vật cứng để ngáng miệng trẻ vì sợ trẻ sẽ cắn vào lưỡi.
- Không nặn, vắt chanh hoặc cho bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ (kể cả thuốc hạ nhiệt) khi trẻ đang trong cơn giật vì có thể gây tắc nghẽn đường thở, nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
- Không quấn trẻ quá kín, không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ.
- Không lau mát bằng nước đá hoặc bằng rượu vì có thể gây ngộ độc.
Tránh những quan niệm sai lầm như khi trẻ đang co giật thì cha mẹ bỏ đi nơi khác hoặc không được nhìn trẻ mà để một người khác canh chừng trẻ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận