01/04/2007 14:33 GMT+7

Tuyên phạt Nguyễn Văn Lý 8 năm tù về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

Theo TTXVN
Theo TTXVN

Ngày 30-3-2007, tại Huế, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Thừa Thiên-Huế đã mở phiên tòa công khai xét xử Nguyễn Văn Lý và đồng bọn về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" qui định tại Khoản 1, Điều 88 - Bộ luật hình sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

wJVGfeXe.jpgPhóng to
Nguyễn Văn Lý tại tòa án
Ngày 30-3-2007, tại Huế, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Thừa Thiên-Huế đã mở phiên tòa công khai xét xử Nguyễn Văn Lý và đồng bọn về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" qui định tại Khoản 1, Điều 88 - Bộ luật hình sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên-Huế thực hành quyền công tố tại phiên tòa đọc bản cáo trạng vạch rõ tội danh của các bị cáo:

Nguyễn Văn Lý sinh ngày 15/5/1946 tại Vĩnh Linh, Quảng Trị, được thụ phong linh mục năm 1974. Nhưng sau năm 1975, Nguyễn Văn Lý đã xa rời con đường hành đạo chân chính, lợi dụng chiếc áo của nhà tu hành tham gia nhiều hoạt động chống phá chính quyền nhân dân. Tháng 9/1977, Lý bị bắt giam về tội tán phát tài liệu chống chính quyền cách mạng nhưng không bị truy tố.

Tháng 12/1983, Lý bị TAND tỉnh Bình Trị Thiên kết án 10 năm tù giam về tội phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và gây rối trật tự an ninh. Tháng 2/2001, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ra quyết định quản chế hành chính đối với Nguyễn Văn Lý tại xã Phú An, huyện Phú Vang, nhưng Lý không chấp hành, tiếp tục có hoạt động lôi kéo, lừa gạt và kích động giáo dân chống đối chính quyền. Ngày 19/10/2001, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế tuyên phạt Lý 15 năm tù về tội không chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc và 5 năm quản chế tại nơi cư trú sau khi mãn hạn tù. Tháng 2/2005, Nguyễn Văn Lý được đặc xá và tiếp tục chấp hành hình phạt quản chế tại số 69 Phan Đình Phùng, Thành phố Huế.

Mặc dù Nhà nước khoan hồng, nhưng Nguyễn Văn Lý vẫn không ăn năn hối cải, mà ngược lại, tiếp tục công khai hoạt động chống phá chính quyền quyết liệt hơn; biến nơi ở của mình thành nơi làm ra và tàng trữ, lưu hành,̀ phát tán nhiều tài liệu, hoạt động chống phá Nhà nước. Từ khi được đặc xá tha tù và chấp hành hình phạt quản chế đến nay, Lý đã 14 lần vi phạm án phạt bổ sung, ra khỏi địa phương không xin phép cơ quan có thẩm quyền, trong đó có 3 lần ra ngoại tỉnh. Hằng tháng, Lý cũng không đến trình diện tại trụ sở chính quyền địa phương như pháp luật quy định; và khi chính quyền thông báo, nhắc nhở, cảnh cáo, yêu cầu đến trình diện thì Lý vẫn không chấp hành.

Nghiêm trọng hơn, Nguyễn Văn Lý đã tiếp tục móc nối, cấu kết với các thế lực phản động trong và ngoài nước chống đối Nhà nước, đi ngược lại lợi ích nhân dân và dân tộc ta, vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 8/4/2006, Nguyễn Văn Lý thành lập nhóm 8406 (còn gọi là khối 8406) và đã cùng đồng bọn biên tập, soạn thảo nhiều tài liệu xuyên tạc vu cáo nói xấu Nhà nước Việt Nam, ra các số “bán nguyệt san - tự do ngôn luận” đều với nội dung xuyên tạc, chống đối Nhà nước; kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 2007.

Nguyễn Văn Lý đã chỉ đạo thành lập cái gọi là “Đảng thăng tiến Việt Nam” gồm Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Đào, Lê Thị Công Nhân, Lê Thị Lệ Hằng, do Nguyễn Phong cầm đầu. Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên đán Đinh Hợi, Nguyễn Văn Lý đã lôi kéo Nguyễn Phong cùng một số đối tượng như Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Đào, Lê Thị Lệ Hằng… cấu kết với đảng "Vì dân" của các tổ chức phản động ở nước ngoài, thành lập cái gọi là" Liên đảng Lạc Hồng".

Chúng dự định tổ chức công khai hoá cái gọi là " Liên đảng Lạc Hồng" vào đêm giao thừa Tết Đinh Hợi năm 2007, bằng các hình thức tán phát tài liệu, cương lĩnh, điều lệ trên Internet và công bố trên đài phát thanh phản động ở hải ngoại. Nhưng, âm mưu của bọn chúng chưa thực hiện được thì bị cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Quá trình điều tra, cơ quan Công an thu được tại nơi ở của Nguyễn Văn Lý 6 máy vi tính, 6 máy in, 7 máy điện thoại di động, 2 máy cố định kết nối Internet, trong đó có 136 Sim điện thoại di động và hơn 200 kg giấy tờ, tài liệu liên quan việc thành lập, công bố các tổ chức phản động chống đối Đảng và Nhà nước ta.

Đối với các bị cáo còn lại trong vụ án này là Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Đào, Lê Thị Lệ Hằng đều đồng phạm với Nguyễn Văn Lý với vai trò tích cực giúp sức và thực hành trong việc làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyễn Phong là người trực tiếp thực hiện sự chỉ đạo của Nguyễn Văn Lý trong việc tham gia và đứng đầu việc thành lập các tổ chức phản động; cùng Lý thu thập, biên soạn và trực tiếp tán phát các tài liệu này tại cảng Chân Mây (huyện Phú Lộc), và trên mạng Internet.

Các bị cáo Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Đào, Lê Thị Lệ Hằng vừa là người tham gia tổ chức phản động do Nguyễn Văn Lý lập ra, vừa đắc lực giúp Lý cập nhật thông tin trên mạng Internet, in ấn và tán phát các tài liệu có nội dung chống đối Nhà nước, vi phạm pháp luật.

Trước phiên tòa xét xử công khai, Nguyễn Văn Lý không chịu ăn năn hối cải, mà còn thể hiện bản chất hung hăng, ngoan cố chống đối, mặc dù đã được chủ tọa phiên tòa nhắc nhở và cảnh cáo nhiều lần, nhưng vẫn liên tục vi phạm nội quy phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa đã 4 lần buộc bị cáo phải ra khỏi phòng xử án. Các bị cáo còn lại gồm Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Đào, Lê Thị Lệ Hằng mặc dù biện bạch loanh quanh, nhưng trước những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, đều phải cúi đầu nhận tội. Tại phiên tòa, nhiều nhân chứng là giáo dân tỏ thái độ bất bình và bức xúc trước những hành vi phạm và thách thức pháp luật, mạo danh và lừa gạt của Nguyễn Văn Lý.

Tại phiên tòa xét xử công khai, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt hành vi tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam của Nguyễn Văn Lý theo Điểm a, Điểm c, khoản 1, Điều 88 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam: Nguyễn Văn Lý 8 năm tù giam và 5 năm quản chế tại nơi cư trú sau khi mãn hạn tù. Các bị cáo còn lại đều bị xử phạt theo Điểm c, Khoản 1, Điều 88: Nguyễn Phong 6 năm tù giam và 3 năm quản chế tại nơi cư trú sau khi mãn hạn tù; Nguyễn Bình Thành 5 năm tù giam và 2 năm quản chế tại nơi cư trú sau khi mãn hạn tù; Hoàng Thị Anh Đào 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 3 năm; Lê Thị Lệ Hằng 1 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 2 năm 6 tháng.

Dư luận cho rằng, phiên tòa đã thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, được những người dự và theo dõi qua hệ thống loa truyền thanh đồng tình ủng hộ.

Theo TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên