10/04/2019 08:22 GMT+7

Tương ớt Chin-su bị Nhật Bản thu hồi: Quy định của Nhật chi tiết hơn

LAN ANH - CHÍ TUỆ
LAN ANH - CHÍ TUỆ

TTO - Lên tiếng về vụ việc, đại diện cơ quan chức năng của cả Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT đều nói như thế. Tuy nhiên, theo một chuyên gia về an toàn thực phẩm, bất cứ lời giải thích nào cũng cho thấy tiêu chuẩn của Việt Nam 'dễ dãi' hơn của Nhật.

Tương ớt Chin-su bị Nhật Bản thu hồi: Quy định của Nhật chi tiết hơn - Ảnh 1.

Hình ảnh sản phẩm Chin-su bị thu hồi ở Nhật - Ảnh: Osaka Cit

Trao đổi với báo chí sau khi xảy ra vụ tương ớt Chin-su bị Nhật Bản thu hồi do chứa chất bảo quản axit benzoic (Nhật Bản cấm, còn Việt Nam cho phép), phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Trần Việt Nga cho rằng danh mục phụ gia của Việt Nam hoàn toàn học theo danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Ủy ban Codex).

Hiện có trên 180 quốc gia tham gia Codex, trong đó có cả Việt Nam và Nhật Bản.

Phía Nhật quy định rất chi tiết

Tuy nhiên, nếu soi danh mục phụ gia hiện hành của Việt Nam và Nhật Bản thì có rất nhiều điểm khác nhau.

Ví dụ như với axit benzoic, Nhật chỉ cho phép sử dụng trong 5 nhóm sản phẩm là trứng cá, bơ thực vật, đồ uống không cồn, xì dầu và xirô với hàm lượng từ 0,6-2,5g/kg.

Trong đó sản phẩm bơ thực vật cho phép hàm lượng axit benzoic là 1g/kg, nhưng nếu trong thành phần có sử dụng thêm chất bảo quản khác như axit sorbic, hàm lượng tối đa của cả hai chất bảo quản này không quá 1g/kg.

Trong khi đó, Việt Nam cho phép sử dụng axit benzoic trong nhiều sản phẩm hơn, từ mứt quả, thạch, quả dạng nghiền (như tương ớt), quả ngâm đường, sữa dừa, đồ tráng miệng chế biến từ quả, sản phẩm lên men...

Đặc biệt, trong danh mục phụ gia không thấy nêu giới hạn tổng hàm lượng nếu sử dụng nhiều phụ gia.

Trong khi đó, ông Nguyễn Như Tiệp - cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản (Bộ NN&PTNT) - cho biết trong Luật an toàn thực phẩm, Bộ Y tế chịu trách nhiệm về xây dựng các chỉ tiêu và mức giới hạn về an toàn thực phẩm, tất cả phụ gia hóa chất, tồn dư do Bộ Y tế quy định.

Nhật Bản có nghiên cứu riêng?

Trả lời về lý do Việt Nam và Nhật cùng áp dụng theo bộ tiêu chuẩn Codex nhưng sao tiêu chuẩn khác nhau, bà Trần Việt Nga cho rằng tùy yêu cầu của mỗi quốc gia (thói quen sử dụng thực phẩm, lượng tiêu thụ thực phẩm...).

Cùng thành viên Codex nhưng có quốc gia cho phép, có quốc gia không hoặc cho phép ở các hàm lượng khác nhau, nhưng nhìn chung không quá quy định của Codex.

Vị lãnh đạo này cũng cho biết Tổ chức Thương mại thế giới cho phép không cần cung cấp bằng chứng nếu áp dụng đúng tiêu chuẩn Codex. Nếu làm khác mới cần cung cấp bằng chứng nghiên cứu.

Nhật Bản không cho phép axit benzoic trong tương ớt trong khi Codex cho phép, theo một số chuyên gia, chứng tỏ họ có thể đã có nghiên cứu.

Nhật Bản cũng giới hạn danh mục sản phẩm cho phép sử dụng loại chất bảo quản này không có sản phẩm giàu vitamin C (nguy cơ kết hợp dẫn đến bệnh ung thư).

Theo một chuyên gia về an toàn thực phẩm, việc Nhật Bản cấm axit benzoic trong tương ớt và nhiều loại quả nghiền, quả ngâm cho thấy cần có những thay đổi trong danh mục phụ gia của Việt Nam.

Bởi dù bất cứ lời giải thích nào cũng cho thấy tiêu chuẩn của Việt Nam là "dễ dãi" hơn của Nhật Bản ở danh mục này, trong khi điều kiện thể chất của người Việt Nam và Nhật là khá tương đồng.

Đường sang Nhật của tương ớt Chin-su

Thông tin từ chính quyền Osaka xác nhận Công ty Javis đã nhập khẩu lô hàng tương ớt từ Việt Nam của Masan Consumer có chứa chất cấm. Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tại Việt Nam, công ty này có tên Công ty TNHH hỗ trợ thương mại Toàn cầu (GTS Co., Ltd).

Theo thống kê của Cục Hải quan TP.HCM, trong vòng 15 tháng gần đây, ước tính đã có gần 110 tấn tương ớt hoặc xốt ớt được xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật qua các cảng của TP.HCM, giá trị xuất khẩu trên 151.000 USD.

Trong đó, xuất khẩu sản lượng tương ớt nhiều nhất trong 7 doanh nghiệp tham gia hoạt động này là Công ty TNHH hỗ trợ thương mại Toàn cầu, có địa chỉ đăng ký tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

Công ty này đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản hơn 50,48 tấn tương ớt, trị giá 86.200 USD.

Tuổi Trẻ có liên hệ với doanh nghiệp này hỏi về sự cố hàng tương ớt Chin-su bị thu giữ ở Nhật, nhưng đại diện công ty cho biết "không liên quan và không có trách nhiệm trả lời".

N.BÌNH

Ai đã Ai đã 'xuất khẩu hộ' tương ớt Chin-su của Masan sang Nhật?

TTO - Theo tìm hiểu, tính từ đầu tháng 1-2018 đến cuối tháng 3-2019, ước tính đã có hơn 109 tấn tương ớt được xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản qua các cảng của TP.HCM, giá trị đạt 151.000 USD.

LAN ANH - CHÍ TUỆ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên