Hãng tin Reuters tối hôm qua cho biết lệnh dẫn độ đã được ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ký và chính quyền Pháp đã được thông báo trước cách đây 15 ngày, theo lời của Guillaume Didier, người phát ngôn của bộ tư pháp Pháp.
![]() |
Manuel Noriega lúc đương thời - Ảnh: Sipa |
Theo đài CNN, tướng Noriega, tay bị còng và chân bị xích, đã được nhân viên an ninh Mỹ hộ tống lên máy bay ở sân bay quốc tế Miami, bang Florida. Nhân viên nhà tù Pháp cũng có mặt trên máy bay để tiếp nhận Noriega.
Năm 1999, Pháp đã từng xử vắng mặt tướng Noriega 10 năm tù về nhiều tội nhưng nay Pháp muốn xử tội ông tướng này rửa tiền buôn lậu ma tuý. |
Yêu cầu dẫn độ đã được Pháp đưa ra cách đây hai năm sau khi Noriega mãn hạn tù ở Mỹ. Trước khi bị dẫn độ, tháng chín năm ngoái, Noriega đã làm đơn xin tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy ân xá. Đơn xin đã bị bác bỏ vì, theo ông Gauillaume Didier, "chúng tôi không thể ân xá một người chưa từng bị (toà án Pháp) xét xử chính thức”.
Tướng Manuel Noriega, nhà độc tài quân sự Panama từ năm 1983 đến 1989, từng là đồng minh của Mỹ thời chiến tranh lạnh và cộng tác viên của Cục tình báo Mỹ (CIA).
Lên cầm quyền, Noriega cai trị đất nước bằng bàn tay sắt và buôn lậu ma tuý. Năm 1989, tổng thống Bush (cha) ra lệnh cho quân đội Mỹ xâm lăng Panama, tiến hành bắt giữ Noriega nhưng ông này kịp trốn vào tòa đại sứ Vatican xin tị nạn.
Quân đội Mỹ bao vây tòa đại sứ dùng loa thật mạnh phát nhạc rock 24/24. Ngày 3-1-1990, chịu không nổi đòn tra tấn này, Noriega xin đầu hàng và bị đem về Mỹ xử 30 năm tù về tội buôn lậu ma tuý nhưng sau đó giảm xuống còn 17 năm.
![]() |
Tướng Noriega bị Mỹ bắt năm 1999 - Ảnh: US Marshall |
Lúc ở tù, Noriega từng bị đột quỵ một lần và bị ung thư tuyến tiền liệt. |
Nhóm luật sư của Noriega dựa vào chi tiết trên để tố giác chính phủ Mỹ vi phạm công ước Geneva khi tỏ ý cho dẫn độ Noriega sang Pháp thay vì về Panama vì nước này cũng muốn xét xử Noriega về tội đàn áp dã man những người chống đối khiến nhiều người bị thủ tiêu và mất tích.
Panama từng yêu cầu Mỹ dẫn dộ Noriega về Panama nhưng bị Mỹ bác bỏ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận