![]() |
Mở đầu cho phong trào sáng tác tượng đài là một số nhóm làm tượng của các giảng viên sinh viên hai trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội và Cao đẳng Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội.
Họ xây dựng tượng đài "Nam Ngạn chiến thắng" ở Thanh Hoá, "Du kích làng Nguyễn" ở Thái Bình hay tượng đài "Kép" ở Bắc Giang…đều được làm bằng bê tông. Giai đoạn này, các tác giả không phải là người chuyên làm tượng đài mà chỉ sáng tác thể nghiệm, các tượng đài có tác dụng cổ vũ nhân dân chống giặc trong thời chiến.
Sau năm 1975, nhu cầu xây dựng công trình tượng đài tại quảng trường, công viên, khu tưởng niệm lớn nhằm phản ánh lịch sử, ca ngợi chiến thắng, công tích cách mạng, danh nhân văn hoá, tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ khiến điêu khắc tượng đài phát triển ồ ạt.
Một số tượng đài đã thành công nhất định như: "Chiến thắng núi Thành" của tác giả Lê Công Thành hay nhóm tượng "Chiến thắng sông Lô" của Tạ Quang Bạo dựng trên ngọn đồi áp mé sông Lô, tượng "Bà mẹ và liệt sĩ vô danh" và Thủ khoa Huân của Nguyễn Hải, tượng đài "Chủ tịch Hồ Chí Minh" của Diệp Minh Châu.
Chỉ trong vài năm gần đây, số tượng đài được xây dựng ở nước ta đã lên tới con số 60. Trong cuộc toạ đàm về xây dựng tượng đài ở Việt Nam ngày 25-6-2004 do Hội Mỹ thuật VN tổ chức, những nhà điêu khắc, họa sỹ và phê bình mỹ thuật đều có ý kiến cho rằng rất nhiều tượng đài ngoài trời chỉ là cách làm tượng salon phóng to hoặc tượng áp phích phóng to, chưa thực sự có cách nhìn, cách nghĩ xứng tầm, chỉ mang tính cổ động nhất thời.
Phù điêu đi kèm nhóm tượng nặng tính kể lể, minh hoạ, chưa phát huy được đặc trưng ngôn ngữ phù điêu trong sự thống nhất của hợp thể. Không kể, tượng đài bị đưa vào góc chết nên như bị nhốt trong vòng vây hẹp.
Có thể lấy ví dụ là công trình tượng đài Quang Trung ở Gò Đống Đa Hà Nội. Tượng đài được xây dựng khi chưa có quy hoạch mặt bằng hợp lý nên dãy nhà dân trên đường Đặng Tiến Đông sau này hình thành đã bịt kín góc nhìn thoả đáng cho người xem. Sai lầm này thuộc dạng bất khả kháng, không thể sửa chữa hoặc tôn tạo.
Như đã khẳng định, sáng tác tượng đài ở VN là ngành còn non trẻ, chúng ta không thể kỳ vọng quá nhiều. Tuy nhiên, để xây dựng được những tác phẩm nghệ thuật xứng đáng với tiến trình lịch sử đất nước và đảm bảo "dân tộc mà không cổ lỗ, hiện đại mà không lai căng", các trường mỹ thuật cần có sự đầu tư trong đào tạo chuyên ngành điêu khắc và nghệ thuật hoành tráng.
Các cơ quan chức năng nên có cuộc tổng kiểm tra, phân loại các công trình đã xây dựng từ trước tới nay để đánh giá, nên giải pháp bảo tồn và khẳng định những tác phẩm - tác giả có chất lượng nghệ thuật. Nhà nước cần lưu ý trong đề án quy hoạch nên tính đến địa điểm dự định đặt tượng đài.
Đối với Thủ đô Hà Nội, giới mỹ thuật đều cho rằng tượng đài chỉ nên làm vừa phải nhưng tiêu biểu, nên đa dạng chất liệu làm tượng đài, không chỉ dừng lại ở chất liệu "truyền thống" là bê tông mà nên phát triển thêm chất liệu đồng, đá, kim loại
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận