Thuốc hạ sốt
Nên dự trữ một ít paracetamol dạng viên (dành cho người lớn) và dạng bột nếu nhà có trẻ nhỏ. Có thể trữ một ít thuốc viên con nhộng hạ sốt dùng cho đường hậu môn trong trường hợp trẻ cần được hạ sốt khẩn cấp. Khi sử dụng thuốc hạ sốt, các lần dùng cần cách nhau 6 tiếng, dùng quá liều có thể gây ngộ độc.
Nước muối sinh lý
Loại thuốc này có rất nhiều công dụng. Chính vì vậy, nên dự trữ khoảng 4-5 lọ để dùng trong những trường hợp sau:
- Vệ sinh mắt, mũi hàng ngày sau khi đi đường có nhiều bụi bẩn hoặc vào thời điểm có nhiều dịch bệnh.
- Nhỏ mắt, mũi sau khi đi bơi.
- Vệ sinh mũi trong một số trường hợp bị cảm cúm thông thường hay sốt siêu vi.
- Rửa mắt khi bị dị vật (hạt bụi, côn trùng, cát...) bay vào mắt. Tác dụng của nước muối sinh lý trong trường hợp này là để đẩy dị vật ra khỏi mắt.
Thuốc tiêu hóa
Oresol dùng để bù nước trong trường hợp tiêu chảy (chú ý pha đúng tỉ lệ được hướng dẫn để tránh ngộ độc).
Motilum M dùng trong trường hợp đầy hơi, khó tiêu.
Smecta, Becberin dùng khi tiêu chảy.
Thuốc da liễu
Thuốc trị bỏng. Đối với loại thuốc này, có thể dự trữ Pantenol dạng kem bôi hoặc dạng xịt. Dùng Pantenol ngay sau khi bị bỏng nhẹ giúp vết bỏng không bị phồng rộp.
Thuốc bôi chống muỗi
Mỡ Eurax dùng trong trường hợp bị muỗi hoặc côn trùng đốt.
Thuốc chống dị ứng như Loratadine dạng viên hoặc siro (dành cho trẻ nhỏ) dùng trong trường hợp bị mẩn ngứa hoặc mề đay cấp tính.
Thuốc sát trùng
Cồn ethenol 70 độ để sát trùng vết thương ngoài da.
Betadine dùng để sát trùng ngoài da đối với tổn thương trên da như xây xước nhẹ hoặc có chảy máu. Thuốc có tác dụng chống nhiễm trùng.
Oxy già dùng để rửa vết thương mới.
Betadine dùng cho niêm mạc. Dùng sát trùng tổn thương ở niêm mạc môi và miệng.
Bông, băng, gạc y tế
Dùng để lau chùi và băng bó vết thương. Đối với bông nên cắt sẵn (bằng kéo sạch) thành từng miếng để tiện dụng.
Kéo sạch
Kéo dùng để cắt bông, băng, gạc.
Cặp nhiệt độ
Dùng để đo thân nhiệt khi có biểu hiện sốt.
Máy đo huyết áp
Dụng cụ này không thể thiếu nếu trong gia đình có người già hoặc người bị các bệnh huyết áp, tim mạch.
Chăm sóc tủ thuốc gia đình
Nên treo tủ thuốc ở trên cao, nơi khô ráo, có nhiệt độ mát và không có ánh sáng chiếu vào.
Nên để tủ thuốc ngoài tầm với của trẻ.
Nên dọn tủ thuốc mỗi tháng một lần để loại bỏ thuốc đã quá hạn sử dụng cũng như bổ sung thêm những thuốc đã dùng hết.
Nên dành một ngăn riêng trong tủ thuốc để chứa các loại thuốc trẻ em. Thuốc điều trị bệnh (dùng hàng ngày) dành cho người nhà bị bệnh lâu ngày cũng cần được để vào ngăn riêng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận