17/11/2009 06:22 GMT+7

Từ "Những bức ảnh làm cuộc sống đẹp hơn": Bài học vô giá

DO THANH THUY(giáo viên Trường tiểu học Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM)
DO THANH THUY(giáo viên Trường tiểu học Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM)

TT - Một cô giáo ở tận Hóc Môn đã chụp lại những bức ảnh của Nguyễn Á tại triển lãm Họ đã sống như thế để về in và treo tại sân trường cho học sinh xem. Cô nói: “Tôi muốn học trò tôi phải học được nghị lực vươn lên để sống tích cực như những mảnh đời trong ảnh”...

LTS: "Những bức ảnh làm cuộc sống đẹp hơn" của tác giả Nguyễn Á đã làm lay động lòng người. Nhiều người đã nhìn lại mình sau khi xem câu chuyện bằng ảnh của Nguyễn Á tại triển lãm ảnh Họ đã sống như thế.

Từ “Những bức ảnh làm cuộc sống đẹp hơn”: Bài học vô giá

TT - Một cô giáo ở tận Hóc Môn đã chụp lại những bức ảnh của Nguyễn Á tại triển lãm Họ đã sống như thế để về in và treo tại sân trường cho học sinh xem. Cô nói: “Tôi muốn học trò tôi phải học được nghị lực vươn lên để sống tích cực như những mảnh đời trong ảnh”...

Học trò tôi đã học được bài học vô giá

Chiều chủ nhật 15-11, tôi đến Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM xem triển lãm "Họ đã sống như thế" của Nguyễn Á. Tôi thấy những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn của những nhân vật trong ảnh hoàn toàn chinh phục trái tim người xem vì họ đã sống một cuộc sống mạnh mẽ, trong sáng.

ImageView.aspx?ThumbnailID=375554

Học sinh Trường tiểu học Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM xem ảnh của Nguyễn Á tại sân trường- Ảnh: TH.TH.

Xem những bức ảnh của Nguyễn Á, tôi thầm ước giá như học trò tôi cũng được đến xem những gì mà Nguyễn Á muốn nhắn gửi qua những bức ảnh của anh ấy. Nhưng trường tôi dạy ở tận Hóc Môn (TP.HCM), làm thế nào chúng tôi có thể tổ chức cho hơn 1.000 học sinh (tiểu học) đến Nhà văn hóa Thanh niên xem ảnh của Nguyễn Á được?

Thế rồi tôi nảy ra ý nghĩ mình sẽ “mang cuộc triển lãm của Nguyễn Á” về tận trường cho học sinh xem. Tôi bắt tay vào làm “nhà nhiếp ảnh nghiệp dư, cố gắng ghi lại những gì mà Nguyễn Á đã ghi.

Trong khi Nguyễn Á mất mấy năm trời và 200 triệu đồng để làm nên bộ ảnh quý giá của anh thì tôi chỉ mất một giờ chạy xe từ Hóc Môn đến Nhà văn hóa Thanh niên và 480.000 đồng để rửa hình...

Tôi làm việc này vì ngưỡng mộ nhân vật trong ảnh của Nguyễn Á, ngưỡng mộ cái tâm của Nguyễn Á, cái tâm mà một cô giáo như tôi phải có. Ngoài ra, tôi cũng muốn học trò phải học được những bài học về đạo đức, về nghị lực vươn lên để sống tích cực như những mảnh đời trong ảnh.

Sáng qua, tôi xin phép hiệu trưởng cho tôi 15 phút để giới thiệu với toàn thể học sinh của trường về “Cuộc triển lãm của tôi”. Tuy những bức hình tôi chụp lại không rõ, không to và không đẹp như Nguyễn Á đã chụp, nhưng tôi nghĩ học trò tôi đã học được những bài học vô giá.

DO THANH THUY(giáo viên Trường tiểu học Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM)

Tiếp sức cho thầy Nguyễn Phước Thiện

Sau khi xem “Những bức ảnh làm cuộc sống đẹp hơn”, Công ty dã ngoại Lửa Việt đã gửi đến Tuổi Trẻ một bức thư ngỏ có nội dung như sau: Chân thành cảm ơn Tuổi Trẻ và nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á đã giới thiệu cho bạn đọc những bức ảnh đầy màu sắc, cảm xúc về những con người mạnh mẽ, không đầu hàng số phận.

Nhân đây, Lửa Việt xin được tài trợ toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở cho thầy giáo khiếm thị Nguyễn Phước Thiện hằng tuần.

Chúng tôi đã chuyển lời đề nghị của Lửa Việt đến thầy giáo Nguyễn Phước Thiện. Người thầy có trái tim nhân ái này cảm động nói: “Trước hết, tôi xin cảm ơn xã hội đã quan tâm đến câu chuyện của chúng tôi. Bản thân tôi sẽ gặp đại diện Lửa Việt để bàn bạc, tìm cách sao cho vấn đề giúp đỡ các em được hiệu quả tốt nhất”.

H.T.

Tôi như nhìn thấy chính mình

1. Trưa 16-11, tôi gặp Trần Minh Thạc (Việt kiều Mỹ) tại triển lãm ảnh Họ đã sống như thế. Thạc cố gắng nói bằng thứ tiếng Việt bập bõm, khó nhọc không chỉ vì anh là một Việt kiều xa quê hương đã 32 năm mà còn vì anh quá xúc động khi nhìn thấy mình trong những nhân vật của Nguyễn Á.

Thạc chia sẻ: “Tôi đồng cảm với những nỗi đau của họ như đang chạm vào chính sự không may mắn của mình. Bởi vì giống như họ, tôi cũng là một người khiếm thính. Những tấm ảnh, những câu chuyện chan chứa niềm vui cuộc sống mà tôi đang thấy chính là điều bất ngờ hạnh phúc sau 32 năm tôi trở về quê hương”.

ImageView.aspx?ThumbnailID=375555
Trần Minh Thạc (trái) bảo anh đã nhìn thấy mình trong những bức ảnh của Nguyễn Á-Ảnh: LÊ VÂN

Thạc lôi tôi đến bộ ảnh mà anh tìm được sự đồng cảm: “Thế giới không lặng thầm”. Đó là câu chuyện về cô gái Dương Phương Hạnh và những người bạn trong Câu lạc bộ khiếm thính TP.HCM với bài học mà chính cô có được từ bản thân: “Không gì là không thể, quan trọng là bản thân phải có ý chí và niềm tin”.

Thạc bảo hơn ai hết anh là người tin vào những điều mà Phương Hạnh sẻ chia vì chính anh đã nỗ lực học được bốn thứ tiếng: Anh, Việt, Mexico, Mỹ bằng ngôn ngữ của người khiếm thính để trở thành thầy giáo dạy học cho những người khiếm thính tại một số tổ chức phi chính phủ.

Để làm được điều đó, Thạc phải kiên trì học cách giao tiếp với người khiếm thính của bốn ngôn ngữ nói trên từ lúc mới 8 tuổi. Thế giới đã không câm lặng dù Thạc không thể nghe được, khi mỗi ngày anh lại mang tới niềm hi vọng cho những người khiếm thính khác.

2. Tò mò và xúc động, cô Lâm Diễm Ly tâm sự khi đi một vòng xem hết bộ ảnh: “Bất ngờ và khó tin. Nhưng đây là những bức ảnh chụp chứ không phải là tranh vẽ...”. Sau khi đọc một số bài báo viết về cuộc triển lãm, cô Ly và chồng đã từ Thủ Đức lên Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM để tận mắt nhìn những bộ ảnh mà cô thích thú: “Hai ngón tay bay”, “Một tay vẽ đời bằng ảnh”.

Cô Ly chia sẻ: “Cuộc đời ai cũng có những khó khăn. Có lúc cũng chùn chân mỏi gối nhưng nhìn cách họ vượt qua những khó khăn ấy mà không thể không cảm phục! Đó là những câu chuyện kể bằng ảnh khiến người ta yêu thương cuộc đời, yêu thương nhau hơn”.

LÊ VÂN

Thông điệp sống cho mọi người

Tôi không biết trước về cuộc triển lãm Họ đã sống như thế của tác giả Nguyễn Á. Sáng 15-11, khi tham gia cuộc đi bộ vì người nghèo ở Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, tôi vô tình rẽ vào khu triển lãm này và cảm giác đầu tiên của tôi là rùng mình xúc động.

Những bức ảnh thật sự ấn tượng và đầy xúc cảm. Những khung hình, những lời dẫn, tiêu đề, cách sắp xếp... làm nước mắt tôi chỉ chực trào ra. Tôi nén giữ cảm xúc cho riêng mình khi xem những tấm ảnh nói lên ý chí và nghị lực phi thường của những người khuyết tật nhưng nhìn bên cạnh thấy người bạn cùng lớp mắt đã hoe đỏ.

Từ “Những bức ảnh làm cuộc sống đẹp hơn” của Nguyễn Á, tôi nghĩ dẫu cuộc sống đôi lúc làm chúng ta đuối sức và muốn bỏ cuộc, nhưng chính những “ngọn đèn cầy” - những nhân vật trong ảnh - đã thôi thúc chúng ta đứng lên, tiếp thêm nghị lực cho hành trình của chúng ta và nhắc nhở chúng ta phải cố gắng hơn nữa.

Nguyễn Phát Lộc(nploc10890@...)

* Tôi có người yêu làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Chúng tôi dự định sẽ làm đám cưới vào năm sau. Nhưng thật trớ trêu, cách đây gần 20 ngày cô ấy bị tai nạn ôtô khiến chân bị tật. Giờ đây cô ấy rất mặc cảm và không muốn về VN với tôi nữa. Tôi đã khuyên người yêu tôi rất nhiều nhưng vẫn chưa thay đổi được suy nghĩ bi quan của cô ấy.

May là sáng chủ nhật vừa qua, tôi đã được xem những bức ảnh Họ đã sống như thế do Tuổi Trẻ đăng tải. Xem những bức ảnh này tôi rất xúc động và mừng như bắt được vàng. Tôi vội vã gửi bài viết và hình ảnh về những con người có nghị lực phi thường qua Nhật cho người yêu tôi xem. Tôi hi vọng qua bài báo nói trên, người yêu tôi sẽ đổi ý và trở về với tôi, cùng tôi bước đi trên quãng đường còn lại.

Nhân đây, tôi xin cảm ơn nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á, cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã gửi thông điệp sống đến mọi người.

Nguyễn Hà Trí Duy(nguyenhatriduy@...)

* Tôi đã rơi nước mắt khi xem “Những bức ảnh làm cuộc sống đẹp hơn”. Tôi nghĩ nếu không có gì khó khăn, Tuổi Trẻ hãy scan toàn bộ hình ảnh về chủ đề này đưa lên mạng để mọi người có thể tải về làm tài liệu giáo dục con cháu và có hướng hỗ trợ, giúp đỡ những người không may bị khuyết tật.

Nguyễn Ngọc Đính(ngngocdinh@...)

* Xem những bức ảnh về nghị lực và ý chí của người khuyết tật, tôi nghĩ chúng ta hãy biến xúc động thành những việc làm có ý nghĩa hơn. Cụ thể, hãy lên tiếng để người khuyết tật có được quyền lợi mà họ cần phải có để họ có thể tự vươn lên. Xin đừng chỉ cho nước mắt mà hãy cho họ phương tiện để họ có thể hội nhập vào cuộc sống chung của những người bình thường khác.

Nguyễn Thanh Hiệp (thanh_hiep75@...)

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

>> Những bức ảnh làm cuộc sống đẹp hơn>> Nguyễn Á: trái tim trên lối đi riêng>> Ảnh "Họ đã sống như thế"...>> Họ đã sống như thế>> Và cuộc sống đẹp hơn...

DO THANH THUY(giáo viên Trường tiểu học Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên