05/03/2008 19:30 GMT+7

Truyền tư duy độc lập hay "kinh nghiệm" bắt chước?!

LÊ TRUNG NGHĨA
LÊ TRUNG NGHĨA

TTO - Tôi đang là sinh viên năm thứ 4 của 1 trường đại học lớn ở miền trung. Vậy mà tôi vẫn thấy mình yếu ớt và kém kỏi. Hàng ngày chỉ lên giảng đường để nghe giảng viên " tụng" lại những gì đã có sẵn trong giáo trình.

Nghe đọc nội dung toàn bài:

Hãy truyền đam mê...Cần đam mê và cần cả tư duy độc lập trong nghiên cứu

Nhiều khi tôi ao ước được nghe "một xí" kinh nghiệm từ giảng viên, vậy mà mơ ước cũng chỉ là ước mơ. Tôi đang có một giảng viên hiện là GS.TSKH, nghe qua thì thật là ái mộ nhưng khi được học môn của ông tôi cảm thấy rất thất vọng mặc dù đây là môn học mà tôi rất thích.

Điều làm tôi nhớ nhiều nhất về ông là một kinh nghiệm " xương máu" mà ông truyền đạt cho chúng tôi : hãy bắt chước (làm theo) những gì người ta đã làm để rồi sẽ thành công.

Thành công như ông ư? Tôi không muốn như thế. Thiết nghĩ cần phải xem lại nền giáo dục của chúng ta, tôi không bảo là nó xấu nhưng chúng ta cần cố gắng khắc phục rất nhiều nhược điểm đang còn tồn tại trong đó.

Qua bài viết của báo Tuổi Trẻ tôi muốn nói thêm về tình trạng học lý thuyết chay. Chính tôi, sinh viên năm thứ 4, sắp ra trường rồi mà vẫn không thể định hướng cho mình một con đường đi nào cả. Tất nhiên điều đó là do bản thân tôi nhưng cũng không thể bỏ qua trách nhiệm của nhà trường. Việc học lý thuyết chay làm cho tôi chán nản và mất đi phương hướng. Không biết rồi khi ra trường, cầm tấm bằng đại học trong tay tôi có thể làm được gì khi chỉ nắm trong tay cả kho kiến thức mà không biết ứng dụng nó. Tôi rất mong tòa soạn có thêm nhiều bài viết như bài "Hãy truyền đam mê.." để góp phần làm cho nền giáo dục Việt Nam phát triển.

Trang bị tư duy độc lập cho người trẻ - Tôi hoàn toàn đồng ý với đề tài này vì tôi cảm thấy đây là nhiệm vụ cần thiết cho việc giáo dục thế hệ trẻ ngày nay. Điều này có thể thực hiện được vì hầu hết các bạn trẻ ngày nay đang hình thành nhân cách và cá tính riêng của họ, họ luôn muốn mình là một cá nhân độc lập, và họ ý thức được cái gọi là "quyền".

Họ có thể tự quyết định hướng đi riêng cho cuộc đời mình một cách tự tin, mà nếu có thất bại chắc chắn họ không than trời hay đổ lỗi cho hoàn cảnh hay số phận, vì cái cốt lõi là họ tự ý thức được rằng họ phải có trách hiệm với bản thân mình.

Tư duy độc lập không phải là bảo thủ theo ý mình mà không quan tâm đến những góp ý của người khác, cái chính là họ tự biết định hướng và biết phân tích xem cái nào đúng để nghe theo và tránh mắc phải sai lầm. Ngày nay, với luồng thông tin khổng lồ ở khắp nơi trên thế giới thì mỗi người, đặc biệt là người trẻ phải có tư duy độc lập để tự chắt lọc và đào thải.

Tôi còn nhớ cách đây hai năm, khi tôi làm đề tài nghiên cứu khoa học, tôi đã cố hết sức mình để viết những gì mình nhận thức được và học được từ nhà trường và sách vở, tài liệu....thế nhưng, nhóm nghiên cứu làm bài của tôi không nộp bài vì thầy không đồng ý với những ý tứ, câu từ của nhóm tôi.

Lần thất bại đó là bài học đáng nhớ cho riêng tôi vì thiếu tư duy độc lập, không biết tự mình tìm ra đâu là chân lí, cả nhóm tranh cãi nhau suốt rồi đi gặp thầy giáo, bị phê bình, bỏ cuộc....trong lòng lại rất bức xúc vì sao những gì mình nghĩ ra, mình viết ra không được tán thành, hay là tư duy độc lập thì không thể làm việc được cùng một nhóm?

Sau lần ấy, tội tự rút ra bài học rằng, những gì mình thấy đúng đắn và cần thiết thì mình cứ làm, mặc cho người khác nói gì, và sẵn sàng chịu trách nhiệm với những quyết định ấy.

LÊ TRUNG NGHĨA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên