14/11/2009 07:33 GMT+7

Trường học ngày thứ bảy

Lời mẹ dặn José Bright
Lời mẹ dặn José Bright

TT - Khi José Bright tới Nam Phi năm 1994, ông là giám đốc phụ trách các vấn đề khu vực cho thị trưởng của Washington D.C. (Mỹ). Những người Nam Phi đã đề nghị giúp họ tạo sự thay đổi: biến hệ thống giáo dục được thiết kế có lợi cho 5 triệu dân da trắng trở thành hệ thống cũng đem lợi cho 40 triệu dân da màu.

Câu chuyện chiều thứ bảy

Trường học ngày thứ bảy

TT - Khi José Bright tới Nam Phi năm 1994, ông là giám đốc phụ trách các vấn đề khu vực cho thị trưởng của Washington D.C. (Mỹ). Những người Nam Phi đã đề nghị giúp họ tạo sự thay đổi: biến hệ thống giáo dục được thiết kế có lợi cho 5 triệu dân da trắng trở thành hệ thống cũng đem lợi cho 40 triệu dân da màu.

ImageView.aspx?ThumbnailID=375097
Thầy José Bright - Ảnh: CMS

Sẽ chẳng có ai trách Bright nếu ông “bỏ chạy” trước lời đề nghị đầy thách đố này.

Nhưng sau vài dự án, Bright quyết định ở lại. Bây giờ, ngoài công việc giảng dạy tại Trường Kinh tế và khoa kinh doanh thuộc Đại học Witwatersrand ở Johannesburg, ông lại dành thời gian rảnh rỗi cùng tiền riêng của mình để giúp một số học sinh nghèo nhưng có triển vọng học tới cấp III.

Teboho. Đó là biệt danh mà những người già ở Nam Phi gọi ông. Theo tiếng Sotho, nó có nghĩa là “quà tặng”. Họ xem ông như quà tặng của Chúa ban cho họ. Quỹ Teboho Trust ra đời. Cùng với những người tình nguyện, ông hiện đang giúp gần 230 đứa trẻ tiếp tục học hành.

"Khi con làm việc với một đứa trẻ, con hãy làm với cả sự nhiệt tâm. Vì đứa trẻ đó có gương mặt, có tên, có suy nghĩ và có trái tim"

Lời mẹ dặn José Bright

“Tại sao tôi làm điều này ư? Vì đó là cách mẹ tôi đã dạy. Mẹ tôi dạy phải có lòng trắc ẩn” - ông Bright giải thích trong lúc đứng bên ngoài bếp ăn nơi những người tình nguyện đang chuẩn bị bữa ăn miễn phí cho 230 học trò. Cha mẹ ông dạy ông không chỉ thương cảm những người kém may mắn trong xã hội, mà phải trở thành con người biết giải quyết vấn đề.

Năm 2001, trường học ngày thứ bảy của ông bắt đầu chỉ với mười học trò được hiệu trưởng các trường da màu ở khu Soweto chọn và giới thiệu. Con số này sau đó cứ tăng dần từ 17 rồi 30.

Trường học ngày thứ bảy này cũng mang tên Trường Teboho. ở đó các học sinh được dạy toán, tiếng Anh và khoa học.

“Đôi khi bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi và đặt câu hỏi “Làm việc này thì được tích sự gì?” - Greg Whittaker, một tình nguyện viên dạy môn toán ở Teboho, tâm tình. Các tình nguyện viên đã choáng váng khi gặp học sinh lớp 6 vẫn không biết đọc.

Nhưng Whittaker nói anh có thể thấy học trò của mình đang tiến bộ. Người vợ sắp cưới của anh, chị Louise Bick, luật sư và dạy tiếng Anh tại trường, chia sẻ: “Thứ bảy là ngày tuyệt vời nhất trong tuần của tôi. Tôi muốn những đứa trẻ này hiểu rằng có những người quan tâm tới chúng”.

Những câu chuyện thành công của học trò chính là động lực để đội ngũ giáo viên Teboho tiếp tục theo đuổi công việc. Đó là chuyện của cô học trò lớp 10 tên Simphiwe Lila, hai năm trước từng bị đánh giá là “không bao giờ khá nổi”, nay có điểm môn toán cao nhất lớp, và hi vọng sang năm sẽ vào đại học. “Trường học thứ bảy là cơ hội cuối cùng cho các học trò đã lớn như chúng tôi” - Simphiwe nhấn mạnh. Đó còn là câu chuyện của Mandla Thabethe khi đến với Teboho. “Họ dạy tôi kỷ luật học tập, và sau khi đến đây, điểm của tôi khá hơn hẳn, giáo viên của tôi rất ngạc nhiên”.

Có lẽ Trường Teboho đã làm được điều quan trọng nhất: giúp mỗi học sinh tin vào bản thân mình.

HẠNH NGUYÊN (Theo CSM, http://www.tebohotrust.org.za)

Lời mẹ dặn José Bright
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên