04/11/2014 08:00 GMT+7

Trường ĐH Bách Khoa nhân rộng chuẩn ABET, AUN ra 43 chương trình

Tin dịch vụ
Tin dịch vụ

Tin dịch vụ - Trường ĐH Bách Khoa là trường ĐH đầu tiên của VN có hai chương trình (Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính) đạt chuẩn của ABET- chuẩn dành cho khối các ngành kỹ thuật công nghệ, điện toán và khoa học ứng dụng của Mỹ.

Năm nay, trường nhân rộng chuẩn ABET ra 43 chương trình. Đây được coi là chiến lược nâng chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học, đưa vị thế trường lên tầm quốc tế.

PGS.TS Vũ Đình Thành - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM đã “giải mã” những cơ hội và thách thức đối với sinh viên, giảng viên khi trường áp dụng chuẩn này. 

PGS.TS Vũ Đình Thành - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TPHCM

BET là một tổ chức được thành lập bởi hiệp hội ngành nghề tại Mỹ và là một tiêu chuẩn rất “khó nhằn” không chỉ đối với các trường ĐH ở Việt Nam. Xin ông cho biết cơ duyên nào đã mang trường ĐH Bách khoa đến với chuẩn ABET?

- PGS.TS Vũ Đình Thành: Cơ duyên đến với chuẩn ABET bắt đầu từ 08 năm trước (năm 2006) khi Boeing mời các giáo sư Mỹ giới thiệu chuẩn ABET cho Trường ĐH Bách Khoa với mong muốn những kỹ sư của Việt Nam được thế giới công nhận. ABET là một tiêu chuẩn rất nổi tiếng ở Mỹ và thế giới. Do đó, 7 năm trước Chính phủ và Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã hỗ trợ cho trường hơn 550.000 USD để 2 chương trình Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính bước theo chuẩn ABET.

ABET được thành lập bởi các hiệp hội ngành nghề tại Mỹ. Đó là một tiêu chuẩn rất khó, đến nay cả thế giới chỉ có khoảng 698 trường (phần lớn ở Mỹ) có chương trình đào tạo đạt chuẩn ABET, trong đó có Trường ĐH Bách Khoa, có 2 chương trình đạt chuẩn ABET.

Bước ra thế giới với một tiêu chuẩn rất khắt khe, ông có thể chia sẻ về những khó khăn và kết quả đạt được của trường khi đưa 2 chương trình theo chuẩn ABET?

- PGS.TS Vũ Đình Thành: Chúng tôi đã mất 6 năm để thay đổi 2 chương trình đào tạo đó. Đây là “tiến độ” nhanh. Vì hầu như tất cả các trường ĐH trên thế giới muốn chạy một chương trình theo chuẩn kiểm định của ABET phải chuẩn bị từ 5 đến 7 năm. Vì sao lại mất nhiều thời gian đến vậy? Vì chúng ta phải thay đổi rất nhiều, từ chương trình đào tạo, cách thức đánh giá sinh viên, thay đổi tư duy đào tạo của người thầy, cơ sở vật chất… Ví dụ, nói về đội ngũ, họ không nhìn trên bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ mà thậm chí, họ sẽ xem lý lịch của thầy cô. Họ sẽ đòi hỏi trường phải theo dõi sinh viên để đưa ra các thông số về quá trình sau tốt nghiệp ít nhất 5 năm...

Tuy nhiên, chuẩn ABET thực sự là một cơ hội cho 2 chương trình nói riêng và toàn bộ trường ĐH Bách Khoa nói chung. Chúng tôi đã đạt được chuẩn khắt khe chứng tỏ chất lượng mọi mặt của trường đều đáp ứng tốt. Với 2 chương trình này, chúng tôi đã được tổ chức ABET đánh giá rất cao.

Trường ĐH Bách khoa - nhân rộng chuẩn ABET

Ngoài ABET, trường đã từng nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách nào? Kế hoạch “hội nhập” của trường Bách Khoa trong thời gian tới ra sao, thưa ông?

- PGS.TS Vũ Đình Thành: Lịch sử tự đánh giá và đánh giá của trường đều thể hiện chúng tôi quan tâm và làm rất tốt vấn đề này. Cụ thể, Trường ĐH Bách Khoa là một trong 10 trường ĐH hàng đầu của Việt Nam được kiểm định của Bộ GD-ĐT từ năm 2005; với 06 chương trình được kiểm định của AUN (Châu Á) và 02 chương trình của trường đạt kiểm định của ABET ở mức cao nhất.

Quy trình 5 năm trường làm mới tất cả chương trình đào tạo. Năm nay, chúng tôi đã đưa 2 tiêu chuẩn kiểm định AUN, ABET vào 43 chương trình đào tạo, thiết kế, vận hành theo các tiêu chuẩn này và kỳ vọng đến 2017, mỗi khoa (11 khoa) của trường đều có 1 chương trình đạt chuẩn AUN. Trường dự kiến đến năm 2020 sẽ có thêm từ 2-4 chương trình được kiểm định theo chuẩn ABET.

Ông có thể phân tích các cơ hội và thách thức khi trường có chương trình đạt chuẩn ABET và đang nhân rộng ra toàn trường?

- PGS.TS Vũ Đình Thành: Trường có những chương trình đạt chuẩn ABET chứng tỏ trường được đánh giá bởi một tổ chức uy tín của thế giới, được thế giới công nhận về chất lượng, phương pháp đào tạo… Cơ hội đầu tiên sẽ dành cho sinh viên, học viên. Rào cản làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia, có lương cao không còn, thuận lợi về công việc được tăng lên. Cơ hội chuyển tiếp sang học các trường ĐH lớn trên thế giới của sinh viên rất thuận lợi vì sự uy tín rất cao của ABET. Thách thức là người học, người dạy đều phải làm việc nhiều, sát thực hơn và luôn bị soi bởi một tiêu chuẩn khắt khe là ABET.

Xin cảm ơn ông!

Tin dịch vụ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: ABET ĐH Bách Khoa