25/07/2005 08:14 GMT+7

"Trước những mất mát hi sinh, chúng tôi không còn quá trẻ"

THÚY NGA thực hiện 








* Bà Trần Hằng Thanh (phó giám đốc NXB Thanh Niên): “Sau 30-4 sách mới được in ra nên chúng
THÚY NGA thực hiện * Bà Trần Hằng Thanh (phó giám đốc NXB Thanh Niên): “Sau 30-4 sách mới được in ra nên chúng

TT - "Có một người con gái tuổi 20" - tư liệu mà báo Tuổi trẻ đang trích đăng nhiều kỳ - vừa được in thành sách: Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Sách in đẹp và trang trọng, do NXB Hội Nhà Văn chịu trách nhiệm xuất bản, nhưng "đứng đằng sau" sự ra đời này lại là một nhóm những người trẻ, đa số sinh năm 1973 - Công ty Nhã Nam.

AT15VZak.jpgPhóng to
TT - "Có một người con gái tuổi 20" - tư liệu mà báo Tuổi trẻ đang trích đăng nhiều kỳ - vừa được in thành sách: Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Sách in đẹp và trang trọng, do NXB Hội Nhà Văn chịu trách nhiệm xuất bản, nhưng "đứng đằng sau" sự ra đời này lại là một nhóm những người trẻ, đa số sinh năm 1973 - Công ty Nhã Nam.

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Vũ Hoàng Giang - phó giám đốc Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam.

* Trên trang bìa cuốn sách , đứng bên cạnh NXB Hội Nhà Văn, người đọc còn thấy một cái tên Nhã Nam. Dạng sách liên kết xuất bản thì ai cũng biết rồi, nhưng một công ty tư nhân bỏ tiền làm sách truyền thống - như cách mọi người quen gọi - thì đúng là chuyện không thường thấy. Anh nghĩ sao?

- Vũ Hoàng Giang: Nhật ký Đặng Thùy Trâm là cuốn sách đầu tiên của Nhã Nam đưa logo của công ty đứng cạnh tên NXB ở bìa 1. Vì hai lý do thứ nhất, theo Luật xuất bản mới có hiệu lực từ ngày 1-7, tổ chức, cá nhân liên kết với các NXB được đứng tên trên xuất bản phẩm và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất bản phẩm liên kết; thứ hai, Nhã Nam tự hào vì đã làm ra được một cuốn sách như vậy. Còn sách truyền thống ư?

Nói thật với chị, thực tế chúng tôi không đặt nặng vấn đề sách "truyền thống" hay sách "thị trường"... mà quan tâm nhiều hơn đến việc cuốn sách đó hay hay là dở... Và chúng tôi nghĩ một công ty tư nhân như Nhã Nam đầu tư làm sách truyền thống cũng là chuyện bình thường thôi. Sách kinh điển, sách truyền thống, theo tôi, bao giờ cũng có một chỗ đứng vững chắc trong một thị trường đọc...

* Ý tưởng nào khiến Nhã Nam bỏ tiền túi làm Nhật ký Đặng Thùy Trâm, cũng như trước đó đã làm Bí mật chôn vùi, sự thật tàn bạo với những hồ sơ về cuộc thảm sát của lính Mỹ đối với thường dân VNtrong chiến tranh?

- Chúng tôi tin rằng Nhật ký Đặng Thùy Trâm sẽ không bao giờ là sách khó bán. Vì cuốn sách quá hay, quá xúc động, hoàn toàn có thể trở thành một tác phẩm nhật ký chiến tranh thuộc dạng "kinh điển" và sẽ chinh phục được độc giả. Còn lý do để chúng tôi xuất bản những cuốn sách nặng chất chính trị xã hội như Nhật ký Đặng Thùy Trâm hay cuốn Bí mật chôn vùi, sự thật tàn bạo? Chúng tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng đó là các cuốn sách quan trọng, có giá trị lịch sử to lớn, đáng xuất bản, và bán chắc chắn sẽ không... ế.

* In 1.500 cuốn ngay lần in đầu tiên, con số đó không lớn nhưng cũng không phải là nhỏ đối với thị trường sách VN, anh có tin là mình sẽ bán hết sách?

- Với Nhật ký Đặng Thùy Trâm, chúng tôi tin rằng sách sẽ bán được, và chúng tôi đã đăng ký với NXB Hội Nhà Văn in 3.000 cuốn, trích ngang đợt đầu là 1.500 cuốn, chúng tôi tin rằng sách sẽ được tiêu thụ hết và sẽ tái bản tiếp.

* Làm thế nào Nhã Nam tìm được Nhật ký Đặng Thùy Trâm?

- Nhã Nam đã có may mắn tiếp xúc với bản thảo sớm ngay sau khi ông nhà báo Mỹ Ted Englemann trao cho mẹ chị Trâm chiếc đĩa CD, qua các mối quan hệ chúng tôi đã tìm đến gia đình chị. Thấy đây là cuốn sách "có tầm vóc" nên chúng tôi thuyết phục gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm cho xuất bản cuốn sách. Gia đình khá thận trọng. Quả thật lúc đó chúng tôi chưa có gì trong tay, tên tuổi chưa có, chỉ có mỗi cuốn Bí mật chôn vùi... làm với Nhà xuất bản Trẻ được đưa ra làm vốn.

Chúng tôi chỉ biết thuyết phục bằng miệng và hứa sẽ in sách trước ngày 27-7 năm nay. Vậy mà được. Chúng tôi đã cùng với chị Đặng Kim Trâm bàn bạc thiết kế bố cục cho cuốn sách và khẩn trương thực hiện. Dự định ban đầu của chúng tôi là in sách ở NXB Trẻ - một thương hiệu mà chúng tôi rất mê, nhưng vì thời gian quá gấp (từ khi có bản thảo đến khi phải ra sách chỉ trên dưới một tháng) mà lại cách trở Nam - Bắc nên chúng tôi chọn in ở NXB Hội Nhà Văn cho gần.

* Tôi được biết, Nhã Nam là một tập hợp những người rất trẻ. Các bạn có nghĩ mình còn quá trẻ trước câu chuyện đầy chết chóc hi sinh của một người đã mất từ lúc các bạn còn chưa ra đời?

- Chắc chắn là không "quá trẻ" rồi! Chuyện của Đặng Thùy Trâm là câu chuyện của một người con gái, ngổn ngang những suy nghĩ, đau khổ, dằn vặt trong hoàn cảnh khốc liệt nhất của cuộc chiến. Câu chuyện của người con gái 27 tuổi ấy, cái tuổi còn trẻ hơn chúng tôi bây giờ, đã khiến chúng tôi hết sức xúc động. Đó là một con người sống và tìm ý nghĩa cuộc đời thường nhật của mình trong một cuộc sống được đẩy đến cực điểm… khi mà cái chết lúc nào cũng hiện diện, cũng bắt con người ta sống ngày nào cũng như ngày cuối cùng…

Khi ấy tình đồng chí, tình bạn… cũng có thể trở thành tình yêu thương vô hạn, thành một sự luyến ái sâu nặng giữa người với người… Đấy, Thùy Trâm sống trong hoàn cảnh như vậy và "tận tụy làm người" như anh Vương Trí Nhàn - người biên tập cuốn sách - đã nói!

THÚY NGA thực hiện

RVRqpuAZ.jpgPhóng to* Bà Trần Hằng Thanh (phó giám đốc NXB Thanh Niên): “Sau 30-4 sách mới được in ra nên chúng tôi khá ngần ngại, chỉ dám in 1.500 bản. In với mục đích tuyên truyền, như một dạng sách người tốt việc tốt, giới thiệu một tấm gương sáng học giỏi và có lý tưởng.

Đến khi báo Tuổi Trẻ có bài viết giới thiệu sách, trích đăng nhiều kỳ, rồi lại tiếp tục đăng ý kiến bạn đọc... thì dư luận bắt đầu sôi nổi. Chúng tôi không ngờ cuốn sách có sức lan tỏa đến như vậy. Cho đến thời điểm này chúng tôi đã in 11.500 bản sách và đang có kế hoạch in tiếp 10.000 cuốn tại TP.HCM".

* Ông Mai Thời Chính (giám đốc NXB Thanh Niên): "Tư Đoàn đã có ý kiến chỉ đạo NXB phát hành rộng rãi Mãi mãi tuổi 20 đến các cơ sở đoàn trong cả nước. Từng bước đi cụ thể thế nào thì chúng tôi đang bàn tính nhưng việc nói một cách thuyết phục về truyền thống tốt đẹp của cha anh, là việc làm rất cần thiết để nâng cao ý thức công dân và trách nhiệm cộng đồng trong thanh niên hiện nay. Tôi nghĩ cuốn nhật ký của anh Thạc đã làm được điều đó, những ghi chép của một học sinh giỏi văn như anh còn có tác dụng tốt trước tình trạng học sinh đang chán học môn văn"

* Nhà thơ Đặng Vương Hưng (người sưu tầm và giới thiệu nhật ký Mãi mãi tuổi 20): "Thời gian làm báo, tôi phát hiện một kho tư liệu khổng lồ nằm trong dân. Với người VN, thư từ và nhật ký của người đã mất là một kỷ vật thiêng liêng của mỗi gia đình, nhiều nơi còn đặt trên bàn thờ để thờ. Tháng 12-2004 khi tôi công bố việc sưu tầm thư và nhật ký thời chiến, chỉ trong một thời gian ngắn tôi đã nhận được hàng vạn lá thư, có những lá thư viết cách đây 70 năm, thư trẻ nhất cũng hơn 30 tuổi.

Hiện tôi cũng giữ khoảng 30 cuốn nhật ký, có cuốn nhỏ chỉ bằng bao diêm, để người lính để trong túi áo. Tôi không định làm điều gì lớn lao, tôi chỉ muốn văn bản hóa một thời kỳ lịch sử với những gì thật nhất, vui thật, buồn thật qua câu chữ của những người "chép sử" hồn nhiên nhất. Có hàng triệu lá thư, hàng ngàn cuốn nhật ký thời chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đang năm rải rác khắp nơi, phải sưu tầm và lưu trữ...

Riêng với Mãi mãi tuổi 20, khi có trong tay cuốn nhật ký của anh Thạc, tôi tự đứng ra làm thì dễ thôi, bộ máy đã chạy rồi, rất đơn giản. Nhưng chuẩn bị bản thảo để NXB Thanh Niên làm, tôi muốn chứng minh một điều: loại sách này nếu biết cách làm thì sẽ thu cả được những lợi ích kinh tế, chứ không chỉ là chuyện tuyên truyền cho phải phép. Những lá thư thời chiến tôi làm trước đó cũng là sách bán chạy, đã in 7.000 bản...".

THÚY NGA thực hiện * Bà Trần Hằng Thanh (phó giám đốc NXB Thanh Niên): “Sau 30-4 sách mới được in ra nên chúng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên