![]() |
Truyện đã in ra, sách cũng đã phát hành, bạn có điều gì cần trao đổi thêm về tác phẩm cũng như trò chuyện và đặt câu hỏi với tác giả Nguyễn Ngọc Tư?
Bạn hãy gửi thư về ban văn hóa văn nghệ báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM hoặc gửi mail về vanhoavannghe@tuoitre.com.vn.
Đừng ngừng lại, nhe chị!
Thư gửi chị Nguyễn Ngọc Tư.
Đọc Cánh đồng bất tận, tôi không thấy bỡ ngỡ, bất ngờ như những độc giả khác, có lẽ vì tôi chưa từng đọc những tác phẩm trước đây của chị. Thông thường khi đọc một tác phẩm, dù thích hay không thích, tôi cũng không có thói quen diễn đạt suy nghĩ của mình về tác phẩm - tác giả đó với mọi người. Nhưng khi chị nói sẽ ngưng viết những tác phẩm như thế này để trở về với "chiếc áo" thường ngày, tôi vội viết ngay lá thư này để mong chị suy nghĩ lại.
Tôi biết yêu cầu chị tiếp tục với lối viết dữ dội như thế này là tôi ích kỷ. Bởi vì, như chị đã tâm sự, rằng chính bản thân chị cũng "mệt mỏi, kiệt sức, hoang mang" không biết đến bao giờ mới thoát khỏi "cánh đồng bất tận". Nhưng... Cánh đồng bất tận đã mở ra trong tôi những cảm xúc, những suy nghĩ "bất tận" mà tôi biết mình sẽ rất tiếc nuối nếu không còn có được những suy ngẫm, cảm xúc như thế với những tác phẩm sau này của chị.
Tôi hi vọng bên cạnh "chiếc áo" quen thuộc chị vẫn sẽ tiếp tục xen vào những "chiếc áo" tuy quằn quại, đau đớn và tàn nhẫn nhưng cũng rất thật và đầy tình người. Những tác phẩm mộc mạc, giản dị về những người nông dân đôn hậu, chất phác tuy mang đến cho người đọc sự nhẹ nhàng, thanh thản hay mãn nguyện với những cảnh đời êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi tác phẩm đó cũng sẽ nhẹ nhàng trôi vào quên lãng, bởi vì độc giả đã mãn nguyện, đã bằng lòng với diễn biến của truyện.
Chỉ khi nào tác giả bắt họ phải trăn trở, phải tức tối, phải nghẹn ngào với những tâm trạng, những biến chuyển của nhân vật, khi đó tác phẩm sẽ khắc sâu trong lòng người đọc.
Vì vậy, đừng ngừng lại chị nhé, hãy tiếp tục góp nhặt những vụn vặt phũ phàng, nhẫn tâm, độc ác của cuộc sống để tạo nên những đứa con tinh thần gai góc, ngang tàng mà như chị đã nói, làm nhiều người "ngợp thở" nhé chị.
Người đọc đã thích đọc sách văn học VN hơn
Đọc truyện ngắn Cánh đồng bất tận trên Tuổi Trẻ, tôi xin cảm ơn tác giả đã cho tôi một góc nhìn rõ hơn về một phần cuộc sống của người dân ở vùng sông nước. Với lối viết mộc mạc, chân thành nhưng sức nặng của từng con chữ đã làm tôi cảm thấy buồn, trăn trở và thương cho những phận người.
Cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã đăng, vì trên hết đó là một tác phẩm văn học, nhưng đã tác động gián tiếp đến những vấn đề xã hội và “văn hóa đọc” cho lớp trẻ. Từ trước đến nay, các tác phẩm văn học thường chỉ có một số ít những người quan tâm đến văn chương tìm đọc và trao đổi, nên việc quyết định đăng tác phẩm này trên báo là một cách nhìn mới, trẻ của báo, tạo điều kiện cho người đọc cảm thấy yêu và thích đọc sách văn học VN hơn.
Mong rằng “câu chuyện cuộc sống” này có sức lan tỏa đến nhiều người, để chúng ta thấy gần hơn, tin yêu và giúp đỡ nhau hơn trong một xã hội mà sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt.
|
------------
Tin bài liên quan
Đọc Cánh đồng bất tận:- Cánh đồng bất tận - Kỳ 1: Người đàn bà bị ruồng bỏ- Kỳ 2: Câu chuyện về người mẹ lạc lòng- Kỳ 3: Những người bị vứt bỏ- Kỳ 4:Có hai người ra đi...-Kỳ 5: Có hai người ra đi-Kỳ cuối: Ngày báo ứng
Nghe Cánh đồng bất tận - kỳ 1
Nghe Cánh đồng bất tận - kỳ 2
Nghe Cánh đồng bất tận - kỳ 3
Nghe Cánh đồng bất tận - kỳ 4
Nghe Cánh đồng bất tận - kỳ 5
Nghe Cánh đồng bất tận - kỳ 6
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận