23/03/2007 14:21 GMT+7

Trẻ ốm không cần kiêng tắm

Theo HẢI HÀ - VnExpress
Theo HẢI HÀ - VnExpress

Khi trẻ bị ốm, nhiều bậc phụ huynh cho rằng cần tránh tắm cho trẻ. Thậm chí nhiều người cho con đi tiêm phòng xong cũng "kiêng nước kiêng gió" vài ngày. Theo bác sĩ Nguyễn Phạm Ý Nhi, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), Trưởng khoa Nhi, sự kiêng cữ đó là không cần thiết, thậm chí không tốt.

jk8HPX2B.jpgPhóng to
Một em bé ốm nặng đang thở máy vẫn được các y bác sĩ Nhật Bản tắm. Ảnh do bác sĩ Ý Nhi cung cấp
Khi trẻ bị ốm, nhiều bậc phụ huynh cho rằng cần tránh tắm cho trẻ. Thậm chí nhiều người cho con đi tiêm phòng xong cũng "kiêng nước kiêng gió" vài ngày. Theo bác sĩ Nguyễn Phạm Ý Nhi, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), Trưởng khoa Nhi, sự kiêng cữ đó là không cần thiết, thậm chí không tốt.

"Da không chỉ bao bọc cơ thể mà còn có chức năng bài tiết, các chất độc cũng thải một phần qua da. Vì thế, làn da luôn cần được giữ vệ sinh sạch sẽ", bác sĩ Nhi nói. Đối với trẻ nhũ nhi, điều này càng quan trọng vì da trẻ còn non, sức đề kháng lại chưa hoàn chỉnh nên rất dễ viêm nhiễm. Nếu kiêng tắm, trẻ ngứa ngáy khó chịu sẽ dễ nổi mẩn, hăm, hoặc gãi gây trầy xước và viêm da. Sự ngứa ngáy sẽ khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi và lâu khỏi bệnh hơn.

Bác sĩ Nhi cũng cho biết việc tắm đúng cách không hề tác động xấu đến sức khỏe của trẻ đang ốm, lại càng không ảnh hưởng gì đến những trẻ mới tiêm phòng. Tại khoa Nhi Bệnh viện Xanh Pôn, nhân viên y tế vẫn tắm cho các bệnh nhân, thậm chí bị bệnh nặng. Ở nước ngoài, chẳng hạn như Nhật Bản, các em bé đang thở máy cũng được y bác sĩ tắm. Y khoa cho rằng chỉ cấm tắm trong trường hợp bệnh nhân bị choáng hoặc đa chấn thương, cần cố định cơ thể.

Vẫn tắm, nhưng phải bảo đảm an toàn

Bác sĩ Nguyễn Phạm Ý Nhi khuyến cáo, mặc dù trẻ ốm không cần kiêng tắm nhưng các bà mẹ cần cẩn thận hơn khi làm việc này cho con. Vào mùa lạnh, cần chú ý để không có sự chênh lệch nhiều về nhiệt độ giữa môi trường và cơ thể bé. Cụ thể, phòng tắm phải thật kín gió (nếu có gió lùa sẽ rất nguy hiểm, ngay cả đối với người lớn khỏe mạnh).

Có thể làm ấm phòng bằng cách bật máy sưởi hoặc xả nước nóng (nếu là nhà tắm) một lát trước khi bắt đầu tắm bé. Như vậy, khi bỏ quần áo, bé sẽ không bị sốc do thay đổi nhiệt độ. Đặt bé vào nước ấm, cố gắng tắm nhanh (nhưng vẫn phải đủ sạch), khi ra khỏi nước phải quấn vào khăn và lau khô ngay, sau đó mặc quần áo và ủ ấm cho bé.

Bác sĩ Ý Nhi cũng khuyên với những trẻ đang sốt cao, cha mẹ vẫn có thể tắm bé theo cách trên sau khi đã áp dụng thành công các biện pháp hạ sốt.

Theo HẢI HÀ - VnExpress
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên