07/09/2008 21:55 GMT+7

Tránh tai biến trong truyền máu

KIM SƠN thực hiện
KIM SƠN thực hiện

TT - Tại TP.HCM, các bệnh viện có lấy máu đều không tuân thủ nguyên tắc lưu máu trong hai năm như quy chế yêu cầu. Vậy làm thế nào để tránh tai biến trong truyền máu? BS TRƯƠNG THỊ KIM DUNG - phó giám đốc Bệnh viện Truyền máu - huyết học TP.HCM - cho biết:

WkzdbUcY.jpgPhóng to

Bs Trương Thị Kim Dung - Ảnh: KIM SƠN

TT - Tại TP.HCM, các bệnh viện có lấy máu đều không tuân thủ nguyên tắc lưu máu trong hai năm như quy chế yêu cầu. Vậy làm thế nào để tránh tai biến trong truyền máu? BS TRƯƠNG THỊ KIM DUNG - phó giám đốc Bệnh viện Truyền máu - huyết học TP.HCM - cho biết:
Nghe đọc nội dung toàn bài:

- Tai biến trong truyền máu bao gồm: tai biến miễn dịch do truyền lộn nhóm máu chính (A, B, AB, O) có kháng thể tự nhiên, cơ thể sẽ phản ứng ngay và đưa đến tình trạng suy hô hấp, tiểu máu, nếu không xử trí kịp có thể tử vong. Ngoài hệ thống nhóm máu chính còn có hệ thống nhóm máu Rhesus, nhóm máu Lewis, Kell, Duffy, Kidd... là những nhóm máu phụ, chỉ sinh ra kháng thể đối với những người được truyền máu nhiều lần mà không phù hợp với kháng nguyên tương ứng giữa người nhận và người cho.

Các phản ứng này xảy ra tương đối nhẹ và ở những người truyền máu nhiều lần như trẻ em bị bệnh Thalassemie, ung thư máu, phụ nữ có thai (khi thai khác nhóm máu mẹ và máu vô tình đi ngược). Đó là tai biến miễn dịch muộn - đưa đến cuộc truyền máu không hiệu quả, tức không có đáp ứng, không tăng hồng cầu.

Do đó khi làm phản ứng chứng nghiệm phù hợp giữa máu người cho và người nhận, phải làm xét nghiệm antiglobuline để phát hiện những nhóm máu phụ không phù hợp. Quy chế truyền máu quy định phải làm đầy đủ tất cả xét nghiệm trước truyền máu.

Trường hợp cấp cứu quá gấp, không có thời gian chờ xét nghiệm, vì mạng sống của bệnh nhân, bác sĩ dùng hồng cầu lắng 0 để truyền cho bệnh nhân là an toàn nhất, vì hồng cầu lắng 0 không có kháng nguyên bề mặt mà kháng thể tự nhiên có thể phản ứng lại. Nhưng sau giai đoạn khẩn cấp thì phải làm đúng quy trình với đầy đủ các xét nghiệm trước truyền máu. Trong trường hợp cấp cứu mà thiếu máu dự trù cho cấp cứu của bệnh viện đó, hội đồng truyền máu của bệnh viện thường lấy máu của người nhà sàng lọc và truyền cho bệnh nhân.

hbWlUZv5.jpgPhóng to
Kỹ thuật viên đang vận hành máy chiết tách tế bào máu tự động - Ảnh: KIM SƠN
Các biến chứng trong truyền máu gồm: biến chứng về miễn dịch - do nhóm máu không phù hợp tạo ra kháng thể; lây truyền những bệnh truyền nhiễm nếu không xét nghiệm sàng lọc túi máu đó trước khi truyền.

Tuy nhiên, mặc dù xét nghiệm rất đầy đủ với phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu theo quy chế bắt buộc bằng phương pháp Elisa, vẫn có một giai đoạn cửa sổ mà qua xét nghiệm chưa phát hiện được. Do vậy không có cuộc truyền máu nào gọi là an toàn tuyệt đối. Trong quy chế cũng bắt buộc trước khi truyền máu bác sĩ giải thích rõ cho người nhà và bệnh nhân về nguy cơ trong truyền máu. Nên có một cam đoan của người bệnh là đã được giải thích rõ, hiểu rõ và đồng ý truyền máu.

* Thưa bác sĩ, thiếu máu xảy ra theo “mùa” lễ tết, sinh viên nghỉ hè... Vì sao chúng ta chưa có biện pháp dự trữ để ổn định?

Dương thành âm

Trong việc lấy máu tại các bệnh viện, nguy cơ nếu chuyển dịch sai kết quả xét nghiệm dương (+) thành âm (-) tính thì hậu quả cho bệnh nhân là rất lớn. Tại cuộc họp giao ban giám đốc các bệnh viện chiều 29-8-2008, giám đốc Bệnh viện Truyền máu - huyết học TP.HCM đề nghị trong trường hợp cấp cứu, cứ đưa người nhà đến thẳng bệnh viện này để được xét nghiệm đầy đủ.

- Vì sản phẩm hồng cầu lắng hoặc máu thì không để lâu được, phải sử dụng trong vòng 35 ngày, do đó không thể lấy máu dồn lại để dự trữ lâu dài. Nguồn máu hiện nay chủ yếu từ Hội Chữ thập đỏ huy động ở những người tình nguyện chiếm trên 80%, số hiến máu thù lao (bán máu) chiếm rất thấp - dưới 20% - cho nên có những giai đoạn thiếu máu nhiều như dịp hè, sinh viên học sinh nghỉ, hoặc lễ, Tết Nguyên đán, người dân ngại đi hiến máu.

Do vậy, nguồn máu luôn lệ thuộc sự vận động đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân chứ không thể chỉ một nhóm đối tượng nào. Vì thế công tác tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo cần đẩy mạnh hơn nữa, dù TP.HCM đang là địa phương đứng đầu trong cả nước về vận động hiến máu nhân đạo.

* Tại nhiều bệnh viện - nhất là bệnh viện quận huyện, tỉ lệ sử dụng máu toàn phần lên 80%, không chỉ lãng phí mà còn ảnh hưởng trên sức khỏe người bệnh?

- Bệnh viện Truyền máu huyết học đã sản xuất các chế phẩm máu phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và quốc tế, nhưng thói quen sử dụng máu toàn phần của các bác sĩ điều trị chưa được khắc phục triệt để, nhất là các bệnh viện tuyến quận huyện.

Việc truyền máu toàn phần không có lợi cho bệnh nhân. Lý do là túi máu toàn phần điều kiện bảo quản ở nhiệt độ 4OC chỉ bảo quản được hồng cầu, nhưng tiểu cầu và các yếu tố đông máu không còn, nên khi truyền cho bệnh nhân sẽ đưa một số thành phần không mong muốn vào cơ thể. Cụ thể là huyết tương thừa sẽ gây tình trạng quá tải tuần hoàn hoặc đưa những bạch cầu là loại tế bào gây phản ứng không mong muốn trong truyền máu, mà thường trong truyền máu hiện đại người ta lọc bỏ thành phần này đi.

Như vậy truyền máu toàn phần vừa không tốt cho bệnh nhân vừa gây lãng phí vì máu là một sản phẩm quý hiếm, có thể tách ra nhiều thành phần và sử dụng cho nhiều bệnh nhân nếu bác sĩ chỉ định đúng sản phẩm cần thiết. Ví dụ có bệnh nhân chỉ cần truyền tiểu cầu hoặc các yếu tố đông máu có trong huyết tương tươi đông lạnh...

KIM SƠN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên