30/03/2004 12:28 GMT+7

Tranh quý xuống cấp và nỗi lo bảo tồn

Theo Người Hà Nội
Theo Người Hà Nội

Từ tháng 4 đến tháng 7-2004 bức tranh màu dầu Em Thúy của danh họa Trần Văn Cẩn vẽ năm 1943 sẽ được phục chế một cách khoa học với sự giúp sức của một họa sĩ người Australia. Đây là một tín hiệu vui trong việc tìm giải pháp bảo tồn những kiệt tác của các danh họa VN tại Bảo tàng Mỹ thuật.

nzSSkoEo.jpgPhóng to
Em Thúy
Từ tháng 4 đến tháng 7-2004 bức tranh màu dầu Em Thúy của danh họa Trần Văn Cẩn vẽ năm 1943 sẽ được phục chế một cách khoa học với sự giúp sức của một họa sĩ người Australia. Đây là một tín hiệu vui trong việc tìm giải pháp bảo tồn những kiệt tác của các danh họa VN tại Bảo tàng Mỹ thuật.

Những bức tranh "kêu cứu"

Một trong số những nơi lưu giữ nhiều tác phẩm nổi tiếng của các danh họa VN ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX là Viện bảo tàng Mỹ thuật VN.

Nhiều tác phẩm như Bình văn (mầu dầu, 1905) của Lê Huy Miến; Ra đồng (1937) của Nguyễn Phan Chánh; Ông nghè vinh quy (sơn mài, 1943) của Nguyễn Khang, Thiếu nữ gội đầu (khắc gỗ, 1940), Hai thiếu nữ trước bình phong (lụa, 1944) của Trần Văn Cẩn; Hai thiếu nữ và em bé (màu dầu, 1944) của Tô Ngọc Vân... đang được trưng bày và bảo quản tại đây.

Tuy nhiên, chính những tác phẩm được bảo quản trong điều kiện tương đối nghiêm ngặt này cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ của sự hư hỏng.

Theo ông Phan Văn Tiến- Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật VN: một trong những nguyên nhân khiến những bức tranh bị xuống cấp như hiện nay là do thời tiết VN quá khắc nghiệt, lúc nóng, lúc lạnh, khi ẩm, khi hanh tạo nên sự biến động đột ngột cho tranh.

Một nguyên nhân khác mà giới chuyên môn khá lưu tâm là chất liệu mà họa sĩ đã sử dụng (mầu, sơn, toan... ) không được như mong muốn trogn hoàn cảnh đất nước còn khó khăn.

Ngay cả ở thời điểm hiện nay khi mà Bảo tàng Mỹ thuật VN đã được nâng cấp cơ sở vật chất, với một không gian trưng bày tốt nhất, những thiết bị hiện đại như điều hòa, máy hút ẩm... thì vẫn không hết lo. Điều hòa có, máy hút ẩm có, nhưng lấy đâu ra tiền để duy trì cho hai cái máy ấy hoạt động đều đặn cả ngày và đêm cũng là một vấn đề. Kinh phí ít, nếu chạy điều hòa một tháng thì cũng ngốn hết số mà nhà nước cấp cho việc chi trả tiền điện để hoạt động trong một năm của bảo tàng. Vậy nên xót tranh nhưng cũng chỉ dành được đôi ba ngày trong tuần để mở máy điều hòa...

Phục chế tranh - bài toán chưa có lời giải

Chủ trương "Bảo quản, tu sửa nhằm kéo dài tuổi thọ cho tất cả những bức tranh đang trong tình trạng xuống cấp vì đó không chỉ là di sản của VN mà của cả nhân loại" là điều mà Ban lãnh đạo của Bảo tàng Mỹ thuật VN mong muốn.

Tuy nhiên đây không phải là việc có thể làm trong ngày một ngày hai mà là cả một quá trình và cần có sự giúp sức của nhiều người, nhiều ngành...

Với những nỗ lực tự thân, Bảo tàng Mỹ thuật VN đang gấp rút xây dựng một phòng thí nghiệm bảo quản nhằm phối hợp và phát huy hiệu quả thực hiện dự án. Hy vọng với sự hỗ trợ của Nhà nước, Bảo tàng sẽ có những giải pháp thiết thực nhằm bảo vệ và phát huy được nhiều tác phẩm hội họa quý giá của các danh họa VN.

Ông Phan Văn Tiến cho biết: So với nhiều nước trên thế giới, VN phục chế tranh sơn mài tốt hơn vì đây là loại tranh truyền thống của VN mà các nước phương Tây không làm được. Thời gian qua, Bảo tàng dã có nhiều bức tranh sơn mài được phục chế rất tốt như bức Xô Viết Nghệ Tĩnh (năm 1958, 160cmx320cm) của nhóm tác giả: Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Sĩ Ngọc, Huỳnh Văn Thân, Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Văn Tỵ, bức Bắt cá đêm trăngÔng nghè vinh quy của hoạ sĩ Nguyễn Khang.

Đối với tranh sơn dầu thì kinh nghiệm phục chế vẫn còn hạn chế vì đây là loại tranh mà VN mới tiếp cận, hơn thế chất liệu được sử dụng trong loại tranh này chủ yếu được sản xuất từ châu Âu.

Hiện nay, trên thế giới có nhiều tổ chức chuyên sâu về lĩnh vực phục chế những tác phẩm hội họa với nhiều phương tiện kỹ thuật cao...

Còn ở VN, việc phục chế tranh vẫn còn rất đơn giản và thủ công. Ngay tại các trường Mỹ thuật cũng chưa có chuyên ngành đào tạo về phục chế các tác phẩm hội họa. Những người làm công tác phục chế cũng rất ít ỏi và hầu như chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác phục chế.

Chính cái khoảng trống còn bỏ ngỏ của việc phục chế tranh cũng như điều kiện phương tiện kỹ thuật để tiến hành công tác phục chế đã khiến cho nhiều bức tranh bị xuống cấp vẫn phải "án binh bất động" nằm chờ.

Nếu phục chế không cẩn thận sẽ phá hỏng bức tranh, nhưng nếu cứ để tranh xuống cấp thì không thể được. Đó là chưa kể tới việc phục chế bằng kỹ thuật hiện đại đòi hỏi kinh phí lớn. Và cho đến nay, việc phục chế những tác phẩm hội họa đối với VN vẫn là một bài toán đang cần lời giải.

* Tranh giả lũng đoạn thị trường tranh VN

Theo Người Hà Nội
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên