![]() |
Tổng thống Jacques Chirac tại triển lãm |
Triển lãm (gồm 96 hiện vật, trong đó Bảo tàng điêu khắc Champa Đà Nẵng 48 hiện vật, Bảo tàng Mỹ Sơn 7, và Bảo tàng Lịch sử tại TP.HCM 13) dự kiến bế mạc trong tháng 1-2006, song trước yêu cầu tha thiết của công chúng Pháp, ông Jean Franc5ois Jarrige, giám đốc Bảo tàng Guimet, đã đề nghị Bộ Văn hóa - thông tin VN cho phép kéo dài triển lãm đến tháng 2-2006. Sáng 5-11 Bảo tàng Guimet trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết: ông Jarrige nhận được thông báo Tổng thống Jacques Chirac và phu nhân sẽ đến thăm triển lãm không phải với tư cách nguyên thủ quốc gia mà chỉ là một khách tham quan bình thường.
![]() |
Panô giới thiệu triển lãm trên các đường phố Paris |
Ông Jarrige cho hay Tổng thống Chirac đã yêu cầu phải được cầm trên tay bản in đầu tiên của tập catalogue trước khi phát hành. Và trong những giây phút rảnh rỗi sau giờ làm việc, vị nguyên thủ đã tìm hiểu các triều đại của vương quốc Champa cũng như nghệ thuật chế tác đá của người Chăm cổ được trình bày trong catalogue.
Tổng thống Jacques Chirac còn vui vẻ tiết lộ: ngay từ khi còn bé ông đã rất thích tìm hiểu về các nền văn hóa - nghệ thuật của châu Á. Hóa ra cậu học sinh Jacques Chirac trong những ngày nghỉ học đã từng tha thẩn ở Bảo tàng Guimet từ sáng sớm đến tối mịt và phòng trưng bày điêu khắc Chăm luôn thu hút chàng thiếu niên.
Chính từ sự đam mê đã thấm sâu trong tiềm thức ấy, trong chuyến đi thăm VN vào cuối năm 2004, Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã đề nghị với Chủ tịch Trần Đức Lương cho phép Bảo tàng Guimet phối hợp với các bảo tàng VN tổ chức triển lãm nghệ thuật điêu khắc Chăm tại Paris. Và đích thân ngài tổng thống đã đến Guimet kiểm tra việc trưng bày các tác phẩm trước ngày khai mạc, cũng như đã dành hơn một tiếng rưỡi của ngày nghỉ cuối tuần để tham quan triển lãm.
Trích lời tựa của Tổng thống Pháp Jacques Chirac viết cho catalogue triển lãm “... Cuộc triển lãm đặc biệt dành cho nghệ thuật điêu khắc Champa đến từ miền duyên hải VN minh chứng sự dõi theo một chính sách rộng mở để cùng trao đổi, tìm tòi sự đa dạng, phong phú và khám phá nền văn hóa của đôi bên. Cuộc triển lãm này là một phần của chương trình mang tính lâu dài trong việc đánh giá và phục chế các kiệt tác thuộc về di sản của ba bảo tàng chính của VN dưới sự bảo trợ của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp. Một sự hội tụ các kiệt tác của các bộ sưu tập nghệ thuật điêu khắc Champa của thế giới, gồm các kiệt tác của Bảo tàng Champa Đà Nẵng, Bảo tàng TP.HCM, thánh địa Mỹ Sơn và của Bảo tàng nghệ thuật châu Á Guimet sẽ là một trong những nét đặc trưng chính của di sản nghệ thuật VN được long trọng trưng bày tại Paris tráng lệ. Qua các tác phẩm điêu khắc tinh tế và độc đáo, nghệ thuật Champa cho thấy là một trong những trường phái nghệ thuật đặc trưng của nền nghệ thuật cổ ở Đông Nam Á... Tôi rất vui mừng vì qua cuộc triển lãm này, nước Pháp có thể góp phần vào việc đưa một nền di sản đặc sắc của VN đến với một lực lượng công chúng rộng rãi”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận